Phan Châu Trinh

Tưởng niệm 97 năm, ngày Chí sĩ Phan Châu Trinh mất
(24.3.1926 – 24.3.2023)

Các mốc lịch sử quan trọng của VN sau khi Chí sĩ Phan Châu Trinh mất:

– Tháng 3 năm 1926, Phan Châu Trinh mất
– Tháng 2 năm 1930, VN Quốc dân đảng khởi nghĩa chống Pháp thất bại
– Tháng 2 năm 1930 đảng CSVN ra đời.

Khi Quốc Dân Đảng khởi nghĩa thất bại, tháng 6 năm 1930 Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài thì Phan Bội Châu vốn chủ trương bạo động chống Pháp, khi Phan Châu Trinh mất rồi, mới nhận định lại và cho rằng đường lối, chủ trương chống Pháp bất bạo động của Phan Châu Trinh, là phù hợp và thiết thực cho VN. Trong quyển Tự Phán(1929), Phan Bội Châu viết : “…Tôi bôn ba gần ba mươi năm, làm cho cả nước liên lụy chịu tai vạ, làm cho nhiều đồng bào bị tù đày, nhiều đồng chí bị giết. Nhiều đêm tỉnh giấc, tôi chỉ có thể ngẩng mặt nhìn trời mà chẩy nước mắt.”…

Phan Châu Trinh trái lại, kháng Pháp bất bạo động, chủ trương nền tảng chính trị  quốc gia là một chế độ quân chủ lập hiến như Nhật Bản, hoặc 1 nền Cọng Hòa sau đó cần thiết, là xu hướng và nguyện vọng thiết thực của nhân dân VN trong việc xây dựng và phát triển quốc gia, vì cả 2 chế độ đều dựa trên nền tảng dân chủ, tự do mà hình thành, dùng dân quyền đấu tranh để có. (Điều này đã may mắn xảy ra từ tháng 3 năm 1945, và năm 1956 trên một nửa lãnh thổ quốc gia VN.)

Việt Nam không thể và không nên chống Pháp bằng vũ trang, bạo lực qua kinh nghiệm của các Phong trào Văn Thân(1864), Cần Vương (1885)…trước đó, cho đến thất bại của VN Quốc dân đảng(1930).

Phan Châu Trinh chủ trương bất bạo động đấu tranh chống Pháp tại chỗ, qua tự lực khai hóa và đấu tranh dân quyền, nhân quyền – dân chủ – tự do – bình đẳng…Khẩu hiệu của phong trào là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, qua phong trào Duy Tân, cho rằng khi người dân ý thức được quyền của mình có(dân quyền), khi đó mọi chuyện sẽ dễ dàng theo sau.

Đỉnh cao của chủ trương bất bạo đông chống Pháp trong lòng địch, là vụ Trung Kỳ Dân Biến năm 1908, dân chúng nổi lên chống sưu thuế tại các tỉnh miền Trung và thực dân Pháp đã bắt bỏ tù Cụ tại Côn Đảo.

Do chủ trương bất bạo động của Phan Châu Trinh này mà, khi đảng CSVN tổ chức chống Pháp bằng vũ lực cuối năm 1946, trí thức và nhân dân VN, thức thời và am hiểu tình hình quốc tế, theo khuynh hướng bất bạo động của Phan Châu Trinh, đã không tham gia kháng chiến và bị Việt Minh liệt vào thành phần tay sai Pháp, phản động, chống phá cách mạng… tương tự sau này, với Mỹ.

Điều này rõ ràng là Cụ Phan Châu Trinh chủ trương bất bạo động chống Pháp, cũng như chủ trương của Mahatma Gandhi của Ấn Độ.

Ấn Độ dành độc lập tháng 7 năm 1947, từ đế quốc Anh.

Trái lại, 7 tháng trước đó từ tháng 12 năm 1946, VN ta không nghe lời Cụ, bạo động đánh Pháp suốt 9 năm cho đến tháng 7 năm 1954, thiệt hại biết bao xương máu, tài sản và hệ quả tiếp theo nữa là 20 năm khói lủa triền miên, cho đến năm 1975.  Nghĩ lại mà hãi hùng.

Sự phân biệt bất bạo động và bạo động chống thực dân Pháp cũng là giềng mối hình thành phe Quốc Gia và phe Cọng Sản từ sau năm 1930.

Theo đó, năm 1946 Huỳnh Thúc Kháng với chức vụ Phó Chủ tịch VNDCCH là một vấn đề lịch sử cần được tìm hiểu thêm so với chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời Pháp thuộc(1926).

Lịch sử cũng lặp lại chuyện xưa, do vị trí địa chính trị của VN, và tất yếu chủ trương Duy Tân của Phan Châu Trinh vẫn là kim chỉ Nam cho VN hiện nay, y như là “đem đàng trỏ lối nầy cho ai” trong tập Giai Nhơn Kỳ Ngộ của Cụ đã viết, vậy.

Toàn dân Việt Nam ngưỡng mộ, biết ơn và thành tâm cúi đầu trước lễ giỗ lần thứ 97 của Cụ. Nếu ai ai cũng có thiện duyên làm theo di huấn của Cụ, thì VN hạnh phúc biết bao.

Hoang Dung

This entry was posted in Lịch Sử and tagged . Bookmark the permalink.

Comments are closed.