Dịch thuật
Đại thi nhân Lí Bạch 李白thời Đường được mọi người xưng tụng là “Thi tiên” 诗仙 có tên tự là Thái Bạch 太白, hiệu Thanh Liên cư sĩ 青莲居士. Danh, tự và hiệu của ông đều có lai lịch.
Tương truyền, Lí Bạch lên 7 tuổi mới chính thức được đặt tên, đó là do bởi lúc “thôi nôi”, ông đã bốc quyển “Thi kinh”. Phụ thân của ông rất mừng, liệu định là sau này trưởng thành, ông sẽ là một thi tài, thế là muốn đặt cho ông một cái tên lí tưởng.
Năm Lí Bạch 7 tuổi, có một lần cả nhà đi dạo trong sân, phụ thân ông muốn làm một bài thơ thất tuyệt để thử ông, liền lấy ngày xuân làm đề, vịnh 2 câu:
Hai câu sau không nói nữa, bảo Lí Bạch và mẫu thân Lí Bạch làm nối vào. Mẫu thân Lí Bạch suy nghĩ một lát rồi nói:
Bà vừa dứt lời, Lí Bạch liền chỉ cây lí trong sân đang trổ hoa trắng, nói rằng:
Phụ thân nghe qua luôn miệng khen hay. Bỗng nhiên trong lòng rung động, đầu câu thơ này là một chữ “lí”, chẳng phải là họ của nhà ta sao? Cuối câu là chữ “bạch”, chẳng phải là nói hoa lí thanh khiết cao nhã sao? Thế là ông quyết định đặt cho con tên “Lí Bạch”.
Về tên tự “Thái Bạch” của Lí Bạch đến từ một giấc mộng của mẫu thân ông. Theo truyền thuyết, mẫu thân Lí Bạch khi sinh ông, nằm mộng thấy sao Trường Canh 长庚, sao Trường Canh tức sao Kim 金, cũng gọi là Thái Bạch tinh. Thời cổ cho rằng, nằm mộng thấy sao Thái Bạch là điềm cát tường, cho nên người nhà đã đặt cho Lí Bạch tên tự là “Thái Bạch”. Danh tự của Lí Bạch có liên quan đến sao, điều thú vị hơn là, ông đã đặt tiểu danh cho người con gái của mình có liên quan đến mặt trăng. Khi con gái ông được sinh ra, đương lúc trên không trăng sáng, ánh sáng bạc tràn khắp cả đất, thế là ông đặt tiểu danh cho con gái là “Minh Nguyệt Nô” 明月奴.
Về lai lịch “Thanh Liên cư sĩ” của Lí Bạch, liên quan đến việc Lí Bạch yêu thích sen, sùng bái sen.
Lí Bạch tự xưng tổ tịch của mình tại Thành Kỉ 成纪Lũng Tây 陇西, tức
Lí Bạch rất yêu thích sen xanh, ông thường lấy phẩm cách thanh tân của sen xanh để tự ví. Lí Bạch từng viết qua nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của sen xanh
Đây là câu thơ nổi tiếng của Lí Bạch. Việc ca tụng sen xanh của thi nhân chính là đã bộc lộ phẩm hạnh cao khiết, tính cách hào phóng của ông. Thi nhân yêu thích sen xanh như thế, đặt tên hiêuh là “Thanh Liên cư sĩ” cũng là điều tự nhiên.
Ngoài ra, Lí Bạch tự đặt tên hiệu “Thanh Liên cư sĩ” cũng có liên quan đến Phật giáo. Lí Bạch kính tin Phật giáo, “thanh liên” là thánh vật của Phật giáo, màu sắc của hoa đứng đầu trong 4 màu của hoa sen: xanh, vàng, đỏ, trắng, ý cảnh rất cao. Còn “cư sĩ” là người một lòng kính tin Phật Giáo nhưng không xuất gia, nhân đó “Thanh Liên cư sĩ” có thể đã thể hiện xưng hiệu lòng tôn kính Phật giáo của thi nhân.
Điều đáng để nói đến đó là, theo sự khảo chứng của Trương Thư Thành 张书成 tại thư viện Đại học Lan Châu 兰州, Lí Bạch là cháu đời thứ 25 của danh tướng “Phi tướng quân” 飞将军Lí Quảng 李广 thời Tây Hán. Tổ tiên vốn ở trung nguyên, sau nhân vì đích tôn của Lí Quảng là Lí Lăng 李陵 tác chiến với Hung Nô, khi binh bại đã đầu hàng, thân thuộc ở trung nguyên đều bị giết. Lí Lăng ở Hung Nô kết hôn cùng con gái của Thiền vu, và mãi sống ở phương bắc. Thời Tuỳ, con cháu đời sau mới dời đến Toái Diệp, đến thời của phụ thân Lí Bạch lại dời đến làng Thanh Liêm ở Tứ Xuyên, hoàn cảnh sống ở đây và sen xanh đã đào luyện Lí Bạch, và cũng đã cho ông linh cảm đặt tên hiệu là “Thanh Liên cư sĩ”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 20/3/2018