Livestyles

CON KỀN KỀN THỨ 2

Vào những năm 1990, có một bức ảnh được lan truyền rộng rãi về một con kền kền đang đợi một bé gái sắp chết đói và ăn thịt đứa bé. Bức ảnh đó được chụp trong nạn đói năm 1993-94 tại Sudan, bởi Kevin Carter, một phóng viên ảnh người Nam Phi, người sau này đã đoạt giải Pulitzer cho ‘bức ảnh tuyệt vời’ này.

Tuy nhiên, khi Kevin Carter đang tận hưởng kỳ tích của mình và được tôn vinh trên các kênh và mạng tin tức lớn trên toàn thế giới vì ‘kỹ năng chụp ảnh đặc biệt’ như thế thì anh ấy chỉ sống được vài tháng để tận hưởng thành tích và danh tiếng được cho là của mình, vì sau đó anh ấy bị trầm cảm và đã tự kết liễu đời mình!

Căn bệnh trầm cảm của Kevin Carter bắt đầu khi, trong một cuộc phỏng vấn như vầy (một chương trình qua điện thoại), một người nào đó đã gọi đến và hỏi anh chuyện gì đã xảy ra với cô gái nhỏ. Anh ta chỉ trả lời đơn giản: “Tôi không đợi để biết gì sau khi chụp tấm ảnh này, vì tôi phải đáp chuyến bay ngay sau đó …” Sau đó, người gọi nói: “Tôi nói với bạn rằng có hai con kền kền vào ngày hôm đó, một con bị chụp ảnh, một con đang chụp ảnh “.

Từ đó, anh ấy thường xuyên nghĩ về câu nói đó, sau đó dẫn đến trầm cảm và cuối cùng anh ấy đã tự tử.

Kevin Carter có thể vẫn còn sống đến ngày hôm nay và thậm chí còn nổi tiếng hơn nhiều nếu anh ta đón cô bé đó và đưa cô đến Trung tâm Nuôi dưỡng của Liên Hợp Quốc, nơi cô đang cố gắng tiếp cận hoặc ít nhất là đưa cô đến một nơi nào đó an toàn.

Ngày nay, đáng tiếc đây là điều đang xảy ra trên toàn thế giới. Thế giới tôn vinh sự ngu ngốc và hành động vô nhân đạo, gây bất lợi cho người khác. Lẽ ra Kevin Carter nên đưa cô bé rời khỏi nơi đó, điều mà anh ta sẽ không phải trả giá gì, nhưng anh ta đã không làm thế. Đây là tình trạng vô nhân đạo, “anh ta có tất cả thời gian để chụp bức ảnh, nhưng anh ta không có thời gian để cứu mạng cô bé”.

Thế nên, tất cả chúng ta phải hiểu rằng, mục đích của cuộc sống, cũng là để chạm vào cuộc sống.Thế nên, bạn cũng là một kền kền.

Trong bất cứ điều gì chúng ta làm, hãy đặt nhân loại lên hàng đầu, trước những gì chúng ta có thể đạt được từ hoàn cảnh. Trong tất cả những gì chúng ta làm, hãy luôn nghĩ đến người khác và làm thế nào chúng ta có thể mang lại lợi ích cho nhân loại, làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ và lau nước mắt cho họ. Do đó, khi chúng ta tìm kiếm kiến thức, sự giàu có, danh tiếng, kỹ năng hoặc thậm chí cả địa vị, hãy nghĩ cách chúng ta có thể sử dụng nó để mang lại lợi ích cho mọi người và xã hội nói chung.

Ngày nay, đất nước còn rất nhiều người nghèo đói, vì vậy nếu Đức Chúa Trời Toàn năng của chúng ta ban phước cho bạn, bạn hãy san sẻ nguồn phước cho những người khác, hãy dang tay giúp đỡ những người gặp khó khăn. Hãy nhớ rằng, bạn cho đi, cũng là một cách để đánh giá cao các phước lành thiêng liêng, tiền thưởng và ân huệ của Đức Chúa Trời Toàn năng dành cho bạn.

Bởi thế, điều rất quan trọng là tất cả chúng ta nên giúp đỡ những người nghèo khó và thiếu thốn, những trẻ mồ côi và góa phụ giữa chúng ta, để họ có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Xin đừng là Kevin Carter, hãy là con người và suy nghĩ nhân văn.

Lưu ý rằng, con người chúng ta không phải là con người, nếu chúng ta thiếu nhân đạo trong mọi việc chúng ta làm.

From Weirial Baluang/Facebook
Hoang Dung chuyển ngữ

This entry was posted in Khảo Cứu, Văn Học and tagged . Bookmark the permalink.

Comments are closed.