Khalil Gibran

KHALIL GIBRAN, MỘT NHÀ THƠ LEBANON

Khalil Gibran : “Wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving” (Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy cho ta ngày nữa đễ yêu thương’).

Khi anh ta đến đất nước này (USA) được xếp vào lớp dành cho người di dân, họ gọi anh là bần tiện vì nước da đen, không thông minh và tiếng Anh chỉ căn bản tối thiểu. Tuy nhiên một vài giáo viên đã nhìn thấy ở anh ta những điều đặc biệt thông qua những bức vẽ, cách nhìn nhận về thế giới. Anh ta sẽ sớm thành thạo ngôn ngữ mới này (tiếng Anh).

Mẹ anh ta đã đưa ra một quyết định khó khăn là đưa anh ta, hai em gái và một em trai cùng nửa dòng máu sang Mỹ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Gia đình anh ta khi đến Mỹ sống ở vùng South End của Boston, vào lúc đó ở đây là cộng đồng người Mỹ gốc Syria- Lebanon lớn hàng thứ hai (ở Mỹ). Gia đình anh vật lộn với nhiều khó khăn. Anh ta đã mất một chị gái và người em trai cùng nửa dòng máu vì bệnh lao, mẹ anh ta bị chết vì ung thư. Anh ta viết: “Từ đau khổ xuất hiện những tâm hồn mạnh mẽ nhất, hầu như những nhân vật lớn đều đầy sẹo”

Anh sinh ngày 6/1/1883 trong hoàn cảnh đói nghèo ở vùng đất mà ngày nay thuộc về Lebanon. Anh tin tưởng vào tình yêu, hòa bình và sự hiểu biết. Anh tên là Khalil Gibran và được biết qua cuốn sách Nhà Tiên Tri xuất bản năm 1923. Cuốn sách bán chạy đến hàng chục triệu bản và anh trở thành nhà thơ có sách bán chạy hàng thứ ba của thế giới, đứng sau Shakespeare và Lão Tử (Laozi)

Quyển Nhà Tiên Tri được xuất bản và dịch ra 108 thứ tiếng khắp thế giới, được trích dẫn trong những đám cưới, phát biểu chính trị, đám tang. Sách truyền cảm hứng đến với những nhân vật tên tuổi lẫy lừng như: John F. Kennedy, Indira Gandhi, Elvis Presley, John Lennon, David Bowie…Anh rất cương trực thẳng thắn, công kích thói đạo đức giả, nạn tham nhũng. Sách của anh bị đốt ở Beirut, còn ở Mỹ luôn bị nhận được những lời đe dọa giết.

Gibran là người duy nhất trong gia đình theo đuổi con đường học vấn, các chị em gái của anh không được phép đến trường chỉ vì truyền thống của Trung Đông và cũng vì khó khăn về tiền bạc. Gibran được truyền cảm hứng từ những người phụ nữ mạnh mẽ trong nhà, đặc biệt là mẹ của anh. Sau khi một người em gái, người em trai cùng nửa dòng máu và mẹ anh qua đời. Người chị(em) gái còn lại là Mariana nuôi sống Gibran và chính bản thân cô ta bằng cách làm công ở một tiệm may quần áo.

Gibran viết về mẹ mình: “ Mẹ là ngôn từ đẹp nhất trên môi của loài người. Mẹ ơi! Là tiếng gọi đẹp nhất. Lời đó tràn đầy hy vọng, tình yêu, ngọt ngào và tử tế từ tận đáy con tim. Mẹ là tất cả, là nguồn chúng ta trong sầu muộn, nguồn hy vọng trong khốn khó, nguồn sức mạnh trong sự yếu đuối, là nguồn cội tình yêu thương, thương xót, cảm thông và tha thứ”

Sau này anh đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng và giáo dục phụ nữ. Gibran tin tưởng rằng: “Bảo vệ quyền lợi tha nhân là mục đích tôn quý và đẹp đẽ nhất của con người”. Trong một bài thơ gởi cho những người di dân mới, Gibran viết: “Tôi tin rằng bạn có thể nói với những người sáng lập quốc gia vĩ đại này (USA)’tôi đây, người trẻ, cây non bị bứng rễ từ những ngọn đồi ở Lebanon. Tôi đã bén rể sâu ở đây và tôi sẽ có kết quả”

Trong quyển Nhà Tiên Tri, ông viết: “Hãy giữ khoảng cách trong sự gắn kết chung nhau của bạn, hãy để những ngọn gió của thiên đàng khiêu vũ giữa bạn, hãy yêu thương nhau nhưng đừng trói buộc tình yêu, hãy thật để biển cả chuyển động giữa bờ tâm hồn của bạn, hãy đổ đầy cho những cái ly nhưng đừng uống từ một ly, hãy cho nhau bánh mì của bạn nhưng đừng ăn cùng một ổ bánh. Cùng nhau ca hát nhảy múa và vui vẻ hân hoan nhưng cũng cần để mỗi người một mình, điều này cũng giống như cây đàn lute, cùng một cung nhạc nhưng mỗi sợi dây tự rung một mình. Hãy trao đi trái tim của bạn nhưng không phải để kẻ khác giữ lấy nó vì chỉ có bàn tay của đời sống mới có thể chứa đựng được trái tim của bạn. Đứng chung với nhau nhưng đừng quá gần, điều này cũng như các cây cột của ngôi đền đều có khoảng cách xa với nhau; cây sồi và tùng bách không phát triển dưới bóng râm của nhau!”

Tiểu Lục Thần Phong soạn dịch
Ất Lăng thành, 0424

This entry was posted in Khảo Cứu, Văn Học and tagged . Bookmark the permalink.

Comments are closed.