Tuệ Chương

Tết tù

Tết nguyên đán Bính Thìn nhằm ngày thứ Bảy, 31 tháng 1 năm 1976. Đó là cái tết đầu tiên chúng tôi ở trong tù tại L3-T3 trại Trảng Lớn, Tây Ninh.

Trước tết mấy tháng, bộ đội ra lệnh mỗi khối nuôi hai con heo để chuẩn bị ăn tết. Nghe tin đó, ai ai cũng rầu. Tưởng học xong 10 thì về, đâu có ai nghĩ phải ăn tết trong tù. Vậy là thông cáo “10 ngày học tập cải tạo”, coi như mây khói. Thế là xong lời hứa của “cách mạng”. Ai nghĩ “Cách mạng” hứa Cuội?

Trong khi học tập, cán bộ có giảng giải, yêu cầu “An tâm học tập cải tạo”, nói trắng ra, có nghĩa là không được, không nên trốn trại.

Một tối, anh em nằm với nhau chờ giấc ngủ như thường lệ, Lê Quang Dung cằn nhằn: “Cứ bảo an tâm học tập cải tạo” mà không biết ngày nào học xong để về thì an tâm làm sao được.”

Phạm Quang Chiểu, nằm gần cuối vách trong, kế bên Trần Phú Trắc, “giải đáp”:

“An tâm như Vương Cấu vậy.”

Nghe Chiểu nói, tôi nhớ một đoạn trong Tam Quốc, (1), vừa lặp lại câu của Tào Tháo nói với Vương Cấu vừa cười khúc khích với Phạm Xuân Lý nằm bên cạnh:

– “Thôi nhà ngươi hãy an tâm mà chết đi…”

Dung, nóng tính:

– “An tâm mà chết thì an tâm chó thế nào được!”

Thấy Dung nóng nảy, chúng tôi đều cười.

Phạm Ngọc Hiền, nằm phía vách sát cửa vào, chưa ngủ, còn đong đưa cái võng, nói đùa:

– “An tâm mà chờ… ăn thịt heo.”

Khối 1 của tôi có làm một cái chuồng heo phía ngoài sân bóng chuyền, chỗ Lê(?) Văn Cư hay chơi bóng. Phó khối tên là Hợp, quê Quảng Ngãi, mỗi ngày yêu cầu tổ nào tới phiên nấu cơm, sau khi phát cơm rồi, phần cơm cháy còn lại, không  được ăn, để trộn với rau muống cho heo ăn.

Heo cũng đói như người. Những hai con heo mà mỗi ngày chỉ có hai miếng cháy, có khi bị “ai đó” gỡ bớt, còn chút lõm.

Một hôm, Hợp họp các tổ trưởng lại, bàn cách “khắc phục”, làm sao cho heo ăn no. Trắc, đại diện tổ 1 của chúng tôi, đi họp.

Vốn tính hay đùa, mới vào họp một chốc, Trắc nói:

– “Khối phó ơi! Heo đói kêu “hợp hợp” kìa!”

Trắc chơi chữ, “hợp” cũng là tên khối phó

Hợp tức giận, nói:

– “Anh về anh nói với cha anh vậy đi.”

Trắc bị chưởi cha, tức quá, bỏ về, không họp nữa, than phiền với chúng tôi. Nghe chuyện, ai cũng cười

Hiền nói:

– “Dù ông lớn tuổi, nhưng đi “học tập” thì cũng còn là học trò. Học trò kêu cha mẹ ra chưởi là thường.”

Câu Hiền nói đùa làm tôi nhớ năm tôi học lớp nhất với ông Hồ Đắc Hanh, một hôm có anh vào thưa với thầy: “Thưa thầy, thằng … nó kêu tên cha con.

Thầy bảo:

– “Ông Trần Hưng Đạo, người ta kêu tên ra hằng ngày, có sao đâu!”

Chỗ chuồng heo có sân bóng chuyền, đây là nơi vui chơi của chúng tôi, xem Lê(?) Văn Cư biểu diễn chơi banh.

Cư chơi banh hay lắm! Anh chia phe “đá” bóng chuyền. Phen bên kia gồm 6 người, phe bên nầy một mình Cư. Bên kia đánh bóng qua, bằng tay; bên nầy Cư dung chân đá bóng trả lại. Một mình anh ta xoay ngang, xoay dọc, đá banh qua lưới, bất phân thắng bại, khán giả ai nấy đều vui, vỗ tay hoan hô, khen Cư om sòm.

Có anh bộ đội đi ngang, đứng lại xem, cũng nói: “Sao mà tài thế!”

Nhiều lần Cư dùng trái banh, biểu diễn cho mọi người xem. Anh dùng banh đội đầu, đá vòng cầu, đá trước vòng lui sau, đá sau vòng ra trước, đávòng ra tả hữu, tài tình lắm. “Can Tây đen” một cầu thủ nổi tiếng của làng bóng đá Saigon trước 1975, có lần ra đấu ở Huế, một mình anh giữa sân Bảo Long, cũng biểu diễn như Cư vậy; cả cầu trường đứng lên “hoan hô nhiệt liệt”, còn hơn “hoan hô Ngô Tổng Thống” hay “hoan hô Hồ Chí Minh”.

Có anh chàng bên T4, mê xem Cư chơi bóng, chiều nào cũng chui hàng rào qua xem, chờ khi gần tối, lại vạch hàng rào chui về.

Cư, cấp bậc thiếu úy, cầu thủ đội bóng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Vào trại cải tạo, “Bộ đội” bắt buộc ai ai cũng phải tự xác nhận là người “có tội với cách mạng”. Cư nhứt định nói chỉ có mỗi một tội mà thôi. Đó là “tội giương cao mầu cờ sắc áo” bóng đá của miền Nam ở Đông Nam Á. Cán bộ quản giáo kêu lên làmviệc nhiều lần, anh ta cũng nhận có mỗi một tội như thế!

Vậy là ngoan cố, chưa thông suốt “đường lối giáo dục của cách mạng”, khó được “Cách mạng khoan hồng” khó “sớm về sum họp với gia dình”, v.v…. Nhưng rồi mới hơn một năm, anh ta được về sớm, nhờ có một người cô là y sĩ Dziệt Cộng bảo lãnh cho.

Dù do “Bộ đội” hay Công an quản lý, họ chỉ có nhiệm vụ giữ tù là quan trọng, làm sao tù đừng trốn, chớ họ có quyền gì trong việc xét cho về sớm hay muộn đâu!

Hôm Cư được gọi lên văn phòng để về, cán bộ buộc anh phải đi cắt tóc vì anh chừa tóc theo kiểu Hippy. Để về, Cư làm liền. Anh ta “nghe cách mạng” có chừng đó.

Phần đông chúng tôi lớn lên, đi lính, vào lính thì cắt tóc theo kiểu nhà binh, “trước một phân, sau trọc lóc”, nên khi đi tù cải tạo, nhiều anh em muốn trở lại sống thời trai trẻ, bèn chừa tóc dài.

Một hôm, “bán chợ trời”, -tức là bày “tư trang” ra giữa sân cho bộ đội khám xét -. Có một tên đại úy Dziệt Cộng bộ dạng rất khó ưa, đi kiểm tra từng người.

Tới chỗ Trương Đình Khải, khối 4, thấy Khải tóc dài ngang cổ, y nói, vẻ giận dữ:

– “Tôi ra “nệnh” anh phải đi cắt tóc ngay. Cắt ngay mà cắt “chọc”. Không được phép chừa dài như thế.”

Khải phải nhanh chân tìm người cắt tóc giùm, để được yên.

Trước hôm tết, chúng tôi được lệnh tập họp đi nhận quà do thân nhân gởi vào cho. Chỗ phát hàng nằm ở phía bên kia L3-T3 nên chúng tôi phải sắp thành hàng mà đi.

Trên đường đi, chúng tôi gặp một toán người khác đi ngược lại. Vừa khi hai bên gặp nhau, tôi thấy hai ba người chạy ra giữa đường tranh nhau nhặt một cáigì đó. Xem ra, đó là cái tàn thuốc điếu, ai hút vứt lại. Thèm thuốc hút, không những là cái khổ mà còn là đại nạn trong anh em chúng tôi, không thiếu người bị mất cắp thuốc rê, thuốc lào…

Hôm đó, trong toán đi ngược chiều, tôi thấy có Huỳnh Hữu Ủy, thiếu úy, thuộc khối Quân Sử Bộ Tổng Tham Mưu, một người em họ, và Phan Văn Hộ, giáo sư Anh văn trường Phan Bội Châu, Phan Thiết, một người vừa là bạn học, vừa là cùng quê. Chúng tôi đưa tay vẫy chào nhau, không thấy bộ đội cầm súng đi theo “bảo vệ” nói gì. Họ không cấm hay họ không thấy cũng không biết nữ

Kêu tên người nào thì người đó lên nhận hàng.

Hầu hết tổ tôi ai cũng có hàng. Gói hàng của tôi khá lớn, có thuốc hút ống vố của hãng Bastos – có lẽ hàng cũ còn lại – các thứ cá thịt đều được làm khô, nước mắm pha bột ngọt làm khô, thứ nầy ít ai có, do vợ tôi tựlàm, thuốc cảm cúm, khăn mặt, kem và bàn chải đánh răng…

Hôm đó, cả tổ tôi chung nhau làm một bữa “thịnh soạn”. Ai nấy có quà thân nhân gởi cho, gom lại ăn chung, kẻ ít người nhiều. Thật là vui.

Trong khi nhận quà, trung úy Việt Cộng Hồng Dư, làm một việc khiến cho chúng tôi biết ơn. Anh ta cầm con dao nhỏ đi quanh. Thấy ai loay hoay mở chưa được gói quà, anh ta bước tới cầm dao cắt giây dùm, vui vẻ với người nhận quà.

Khi về phòng, chúng tôi nói với nhau chuyện ấy. Xem ra, nếu chỉ là con người với con người, trong tình người thì ai ai cũng đáng yêu.

Vài anh em phát biểu như thế!

Tôi nói đùa: “Thiếu úy Ái là người đáng yêu nhất, nhất là khi có được chiếc xe Honda.”

Ai nấy đều cười.

Có hai người đến tổ chúng tôi khi chúng tôi đang “học 10 bài.” Trước hết là viên thiếu tá trung đoàn trưởng.

Khi vào phòng, ông ta ngồi xuống sập và hỏi:

– “Học chính trị có khó khăn gì không?”

Phan Hải thay mặt, trả lời chung cho cả tổ, đúng “bài bản” Việt Cộng đưa ra

Một lúc sau, ông ta nói đùa:

-“Tôi cũng có một người em đang học tập như các anh. Học xong thì cũng về cả thôi. Trước kia, nó cũng hay tìm tôi lắm. May tôi không gặp nó!”

Nói xong, ông ta cười. Ngồi chơi một chút, ông ta chào từ giã và ra khỏi phòng.

Sau đó, Phan Hải kể chuyện: “Ông ấy người Bắc, có người em con ông cậu di cư vô nam, làm trung sĩ Cảnh Sát Đặc Biệt ở Bộ Tư Lệnh Cảnh
thứ hai là thiếu úy Ái, gốc ở Diên Sanh, Quảng Trị.

Bố anh ta theo Việt Minh, nhưng không tập kết.

Thời đệ nhứt Cộng Hòa, khi chính quyền thi hành “Quốc sách Tố Cộng”, anh ta mới 13 tuổi.

 Một hôm xã tập trung đồng bào xã lại để biểu tình “tố Cộng”theo “Chiến Dịch Tố Cộng” thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, anh ta đi xem. Thấy có tấm biểu ngữ đề “Tố Cộng là yêu nước”, nhớ câu nói của cha, anh ta lén thêm dấu sắc vào chữ yêu, thành ra yếu, bị dân chúng bắt được.

 Xã trưởng thấy anh ta còn con nít, tát một tát tai, bồi thêm một cái đá đít, đuổi về. Vậy rồi do bọn nằm vùng móc nối, anh ta “nhảy núi”, theo Việt Cộng, làm du kích. Đến 30 tháng Tư, anh mang lon “thiếu úy cách mạng.”

 Thấy anh ta là người cùng quê, vài lần tôi hỏi chuyện anh. Hỏi anh ta bây giờ “nước nhà độc lập thống nhứt” rồi, muốn gì. Anh ta cười, nói một cách tự nhiên: “Bây giờ có cái xe Honda đàn ông mà chạy thì sướng lắm.” Nghe anh trả lời, cả bọn chúng tôicười vui vẻ.

 Sau khi anh ta đi rồi, Trắc nói: “Cả một đời theo “cách mạng” chỉ mong có được chiếc 67 mà thôi. Buồn cười thiệt. Lý tưởng cao quí gì cũng không qua được cái xe Honda.”

Ít lâu sau thì tết đến. Bộ đội cũng tổ chức liên hoan đón giao thừa cho chúng tôi ở hội trường.

 Tất cả tù cải tạo của 6 khối tập trung vào đó. Tổ của tôi là tổ 1, thường được ngồi trước, nhưng Trắc, Chiểu và tôi thường hay lẻn ra sau chót, ngồi cuối hàng của khối 1.

 Ngồi ở đây xa, hơi tối, dễ đùa dởn hơn. Cũng vì vậy mà đã có lần chúng tôi bị “vệ binh” bắt gặp, bị cảnh cáo. Dung nói đùa: “Khinh địch là hửi địt”. Những lần sau, chúng tôi “canh phòng địch” kỹ hơn.

 Tuy ở xa, chúng tôi cũng theo dõi được các mục diễn ra trên sân khấu. Một là nhạc sĩ Lê Dần (chế độ cũ), thuộc khối 6, – do ông Khuất Duy Trác làm trưởng khối -, dùng một cái can xăng, nối với một cái cần gỗ, căng lên mấy sợi giây đàn, chế ra một cái đàn contrebasse, nghe cũng hay. Khi ai hát, anh ta đệm đàn. Tiếng giây trầm của đàn nghe như tiếng trống đánh nhẹ.

 Thứ hai, anh ta diễn trò đọc thư “bằng tai”, không nhìn vào thư mà vẫn đọc được câu viết trong thư (2). Trò nầy vui quá!

 Ba là có một anh chàng nào đó, hát bài “Tự nguyện”, bản nhạc do Trương Quốc Khánh phổ thơ Mai Tuyết An (3).

 Gần giao thừa, chúng tôi được cho về.

Trong khi lo chuẩn bị chỗ ngủ, tôi nói:

– “Anh chàng hát bài “Tự nguyện” hay đấy chớ!”

 Hoàng Hữu Chung nói đùa:

– “Tui à! Tui mà làm chim, tui sẽ làm chim chèo bẻo.”

 Nghe Chung nói vậy, tôi bèn hát đùa: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài chim… chèo bẻo hớ hớ…”

 Phạm Xuân Lý nói:

– “Chi cũng được, nhưng hát“Ra ngoài bắc báo tin nối liền” là làm tay sai cho… Dziệt Cộng rồi.”

 Chiểu chế diểu:

– “Làm tay sai cho Dziệt Cộng tức là làm Dziệt Cộng đấy.”

 Lợi dụng lúc đó Phan Hải chưa về, Dung nóng tính:

– “Dziệt Cộng mà cứ gọi là “cách mạng”. “Cách mạng” cái con cặ… gì!”

 Cũng vì câu hát do Chung chữa lời như trên, Chung được Trần Phú Trắc đặt cho cái tên mới là “chèo bẻo”, sau khi cái tên Trần Dạ Từ bị bể mánh. Anh em cứ gọi “chèo bẻo, chèo bẻo” mà không gọi cái tên thực là Chung của anh ta.

 Quá khuya, nhớ nhà, lại cảm phận tù của mình trong những vòng rào vây hãm, không ngủ được, tôi đọc hai câu thơ của Hàn Mặc Tử:

Ngoài kia xuân đã bén duyên chưa?
Tôi ở trong đây chẳng có mùa!”

 Dung, học trò trong Nam, ít rành văn chương Việt Nam, hỏi tôi:

-“Thơ của ai dzậy?”

Tôi trả lời: “Hàn Mặc Tử đấy!”

 Dung nói:

-“Hàn Mặc Tử thì nói về trăng chớ! “Ai mua trăng tôi bán trăng cho!”

 -“Đó là thời thượng.” Tôi nói. “Hàn Mặc Tử viết nhiều về trăng. Ông có một bản văn xuôi “Chơi giữa mùa trăng”, nhiều người thích, nhưng tôi ít thích. Tôi ưa trăng của ông ở “Lầu ông Hoàng” hơn.

 Phan Hải vừa về, nằm yên chỗ, biểu: “Anh Hải có thuộc không? Đọc nghe chơi.”

 Tôi nói:

Tôi thuộc cả bài, nhưng bây giờ không biết nhớ được bao nhiêu. Để tôi đọc mấy câu tôi hay đọc:

Ta đến nơi nàng ấy vắng lâu rồi,
Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ
Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ
Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng
Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng  /em>
Thơ phép tắc bỗng kêu rên thống thiết
Ôi trời ơi là Phan Thiết!
Phan Thiết!
Mi là nơi ta chôn hận ngàn thu
Mi là nơi ta sầu hận ngất ngư!

Chung nói đùa:

-“Phan Thiết làcái chi màông hận nhưbọn mình hận trại cải tạo vậy!”

 Phan Hải cảnh cáo:

-“Nói tầm bậy đi. Để nghe anh Hải đọc thơ cho vui.”

 Phạm Xuân Lý hỏi:

-“Câu chuyện Phan Thiết ra làm sao?”

 -“Một “cô nường” mê thơông, yêu ông, rồi hẹn nhau đi chơi ở lầu ông Hoàng ởPhan Thiết. Xong, về hai người bỏ nhau.”

 -“Lầu ông Hoàng là cái chi?” Ai đó hỏi.

 -“Có một ông Hoàng bên Tây, dòng dõi vua “Lu-i” hay gìđó, nên người ta mới gọi làông Hoàng. Ông Hoàng nầy thất tình vì một cô đầm xòe bên Tây, bỏ qua Việt Nam, xây một ngôi lầu, kế một cái Tháp Chàm, trên một ngọn đồi ở kế thành phố Phan Thiết đểở. Được một thời gian, ông về Tây, không thấy trở lại. Lầu Ông Hoàng bỏ hoang.”

 -“Tại sao hai người bỏ nhau?” Ai đó hỏi.

 -“Hàn Mặc Tử bị phung. Đêm đó họđi chơi ở lầu ông Hoàng, khi về, ngang qua một bãi tha ma thì gặp mưa to, rồi Hàn Mặc Tử bị cùi.”

 Một lúc, tôi hỏi: “Mấy ông biết sao bị phung không?”

 -“Tại sao?” Hiền hỏi.

 -“Hồi tui mới lớn, có lần đi nghe diễn thuyết về Hàn Mặc Tửở rạp Morin. Về, ông chú hỏi, tôi kể chuyện thi sĩ Hoàng Diệp nói vềnhững kỷ niệm của ông ta với Hàn Mặc Tử. Tôi kể lại chuyện Hàn Mặc Tửđi chơi với Mộng Cầm ởlầu ông Hoàng vềthìbị phung. Ông chú bảo: “Đừng bắt chước Hàn Mặc Tử.” Tôi chưng hửng, chưa biết chuyện gì thìông chú nói tiếp: “Tụi bây lớn lên, cóđi chơi với bồ, đừng đè nhau làm bậy trên mồ mả người ta. Nguy hiểm lắm, bị phung đó.”

 Tôi nhớ chừng câu chuyện Hoàng Diệp nói bóng gióhôm đó. Về giữa đường, Hàn Mặc Tử với Mộng Cầm gặp mưa, hai người dẫn nhau vào trú trong một cái nhà mồ. Sau đó, Hàn Mặc Tử về bị phung. Không lýông Hoàng Diệp kểđoạn phim sex của hai người ở cái nhà mồấy cho thính giả nghe?!”

 Trắc nói đùa:

-“Chúông Hải có kinh nghiệm chuyện nầy lắm nên muốn “truyền nghề” cho con cháu đó chớ chi.”

 Câu nói của Trắc làm nhiều người cười thành tiếng.

 Tôi cũng đùa: “Đ. m, kể chuyện cho nghe còn bị nói móc lò tới cha chú. Không kể nữa.”

Có người trách Trắc: “Chuyện đang hấp dẫn, ông Trắc pháđám. Tiếp đi ông Hải ơi! Đêm giao thừa nghe chuyện chơi bời cho đỡ buồn.”

 Tôi kể tiếp:

-“Tôi nhớ buổi diễn thuyết đó – năm đó tôi đang học lớp Đệ Nhị -, có mấy diễn giả nói hay lắm: Ông Bác sĩ Lê Khắc Quyến nói về bệnh phung, ông Quách Tấn nói về công lao chu cấp tiền bạc của ông cho Hàn Mặc Tử những năm Hàn Mặc Tử sắp qua đời. Ông Hoàng Diệp thì nói về Thương Thương và Hàn Mặc Tử. Thương Thương là em ông Hoàng Diệp, ông tính chuyện mai mối Hàn Mặc Tửcho bà nầy. “Đêm qua trong mộng gặp Thương Thương, Máđỏâu lên đẹp lạ thường.”

 Chung nói:

-“Ở Huế, người ta nói có một người yêu cũ của Hàn Mặc Tử dạy ở Trường Đồng Khánh, phải không?”

 -“Bà H.T.K.C. chớ ai, bà dạy nữ công ởđó.” Tôi nói.

-“Bàđẹp không anh?” Trắc hỏi.

Trần Hữu Bảo nói đùa:

-“Thằng Trắc dê. Cứ ngheđàn bà con gái là hỏi tới cóđẹp không?

 -“Tui gặp bà nầy rồi. Bà ta đẹp lão. Ông nào ưa người “tóc bạc da mồi” thì cứ nộp đơn.” Tôi nóiđùa.

Một lúc, tôi nói thêm: “Người ta cóâm mưu cả đấy! Chuyện là như thế nầy. Hồi đó, người ta lập “Hội Văn Hóa Thành Phố Huế”. Ghế danh dự là Cha Luận, ghế chủ tịch là do mấy ông tranh nhau. Tôi cũng được đi họp.”

 -“Anh làhọc sinh, làm cái khỉ khôchi mà họ kêu đi họp?” Có người hỏi.

 -“Đang ngồi trong lớp, ông M., giáo sư Việt Văn của tôi vào lớp. Ông đi thẳng tới chỗ tôi, đưa cho tôi cái giấy mời đi họp. Trời! Tui thấy tui to quá, đưa cái thiệp mời cho Nguyễn Công Trung ngồi bên cạnh xem. Trung nói: “Mầy ngon lành!”

 Chủ Nhật đó, tôi tới trụ sở của hội ởChi Thông Tin tại Morin. Lèo tèo khoảng vài chục người tham dự, có Cha Luận, cóông Võ Long Tê, ông Đỗ Tấn, Quang Đạo, có Kỳ Quang. Mấy ông nầy làm ở báo “Mùa Lúa Mới”,ông M. làm chủ bút. Tui làm “mầm non văn nghệ”có truyện ngắn, truyện dài đăng ởđây; cóông Phan Du, báo “Ý Dân” của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, cóông trung sĩ Nguyễn Đình Hòe chủ bút báo “Lửa Thiêng” của Đệ Nhị Quân Khu. Sau khi mời Cha Luận làm chủ tịch cái “danh dự”gìđó, tới mục bầu Hội Trưởng. Mấy ông biết tụi bầu cho ai không?

 Không ai trả lời.

 -“Tui bầu cho ông M. Mấy ông thấy không. Tui được mời nên ông M. thêm một phiếu, không lý tui bỏ phiếu cho ai mà không bỏ phiếu cho ông thầy. Nếu tui không đi họp, ông M. mất một phiếu. Ấy là “tình đời”, đừng tưởng bở?! Trước đó, trong chương trình “Tạp lục văn nghệ”, ông M.đã có một bài “lăng xê” tui trên đài phát thanh Huế để “chuẩn bị” cho việc tui đi họp. Mình chẳng là cái thá gì cả, nhưng “trò đời” đều cóbài bản cả đấy?”

 Ai đó nói: “Bỏ chuyện ruồi bu đóđi, anh Hải nói tiếp về Hàn Mặc Tử.”

 -“Trong buổi nói chuyện về Hàn Mặc Tử, ông Lê Hữu Mục, ông Võ Long Tê nói nhiều về bài thơ“Ma-Ri-A linh hồn tôi ớn lạnh”. Hàn Mặc Tử hay Ma-Ri-A,hay niềm tin ở Chúa Giê-Su, chẳng qua thời kỳđó là đời Cộng Hòa, “hữu thần chống vô thần”, với lại tiếp tục công việcđánh pháđạo Phật từ thời Tây xâm lăng với mấy ông cha cốTây, còn chính quyền miền Nam dùng đạo Thiên Chúa để chống nhau với Cộng Sản, còn âm mưu gì nữa… Sau đó, họ còn “tưởng niệm” vài “nhà thơ nhà thờ” nào đó. Gọi là hội văn hóa nhưng mục tiêu là chính trị và tôn giáo!”

 “Ông Quách Tấnkể khi ông tới thăm Hàn Mặc Tử ở bãi biển Qui Hòa, Hàn Mặc Tử đọc bài thơ Phan Thiết cho ông ta nghe. Khi đọc tới những câu như:

Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng
Lầu ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết

 Khi đọc tới hai chữ Phan Thiết, ông Quách Tấn nói tưởng như Hàn Mặc Tử uất nghẹn, ngộp thở, đọc xong nằm thở dốc!”

 -“Chắc hận Mộng Cầm dữ lắm!” Phan Hải nói.

 -“Rõ ràng dzậy mà còn hỏi. Sướng thì sướng chung, bệnh thì một mình Hàn Mặc Tử, “Còn gìđâu em ơi!” Con nhỏđáđít là phải.” Phạm Xuân Lý bình phẩm.

 -“Ai lại kêu là con nhỏ. Bằng tuổi bà nội đó.” Chiểu phê phán.

 -“Tui nói chuyện nầy cho nghe! Mai Đình có ra Qui Hòa, tính ở lại chăm sóc cho Hàn Mặc Tử. Được mấy bữa, bà ta thấy ông nầy cứ nhắc Mộng Cầm hoài nên bà bỏ về Saigon. “Mộng Cầm hỡi, nàng là tiên rớt xuống!” Mai Đình là cô Nguyễn Quảng Thành đấy.”

 -“Ai biết cha ấy là cha nào?” Hiền nói.

 “Nầy Trắc!” Tôi nói. “Thành khóa 22 Võ Bị, cùng với “Hùng móm” đi Nhảy Dù.”

 -“Tui biết tay nầy! Ít gặp. Nóở Dù nhưng hoạt động tình báo ở Cao Nguyên.”

 -“Bịnh phung dễ lây nên gia đình dựng cho Hàn Mặc Tử một cái chòi tranh ở bờ biển Qui Hòa, sống riêng một mình. Quách Tấn tới thăm, thấy Hàn Mặc Tử lấy bìa chen vào những chỗ thủng trên mái.” Tôi kể.

 -“Ông còn làm thơ không?” Chiểu hỏi.

 -“Còn! Hay lắm, mà ghê lắm.” Rồi tôi đọc liền:

Ai đi lẵng lặng bên làn nước
Với lại ai ngồi khít cạnh tôi
Cớ sao ngậm cứng thơ đầy miệng
Không nói không rằng, nín cả hơi!
Chao ôi ghê quá trong tư tưởng
Một vũng cô liêu cũ vạn đời.
Ta nằm trong vũng đêm trăng ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra!”

 -“Gì mà ghê quá vậy! Trăng rồi máu, rồi cô liêu…” Dung ta thán!

 -“Phung không có máu sao được. Nóăn rụng từng ngón tay, ngón chân. Tôi không hiểu nằm trong trăng, có bị trăngđè không màông ta viết “mửa máu ra”. Có thểđây chỉ là cách nói biểu tượng. Bài nầy hay không phải ởtính chất ghê rợn của nó. Nó có sự im lặng như“đi lẵng lặng”, nó có“ai ngồi khít cạnh” mà không nói gì được vì miệng “ngậm cứng thơ” hay vì ai đó là ma? Thơ là nói ra, thơởđây không làm cho người ta nói ra được.Ý tưởng “cô liêu”, “cũ vạn đời” làý tưởng mới. Trong thi ca nước ta, trước nay, chưa ai từng nói nhưông. Tôi cho chữ hay nhất trong bài thơlà chữ “Vũng” – “Vũng đêm trăng”, “Vũng cô liêu”. Có người nói “bãi côliêu” tôi cho là không đúng ýông ta. Tại vì sao “vũng” mà không phải là “bãi” các ông biết không? Bãi là nói về bề rộng, bãi có tính cách mênh mông, không biên giới. “Vũng” là nói về chiều sâu. Nhà thơ như bị bao phủ, che lấp, bị nhốt dưới đáy một vũng sâu, một thung lũng của cô liêu…

 -“Đi dạy, anh dạy từng chữ như vậy à?” Dung hỏi.

 -“Một chữ bẻ làm đôi. Dạy Kiều, ông Mục dạy chúng tôi như vậy. Đọc Kiều là phải đọc từng chữ, phân tích từng chữ. Tôi đem cái tinh thần ấy mà dạy cho học trò, khi tôi dạy về Thơ Mới, về Hàn Mặc Tử”. Tôi nói.

 -“Chắc học trò thích học với anh lắm. Có cô nào mê thầy chưa đó?” Dung hỏi.

 -“Thàng cha dêđó chắc cua học trò trước khi học trò cua thầy.” Hiền lại đùa.

 -“Mấy cha nói tầm bậy không?” Tôi cự nự.

-“Tầm bậy mà trúng tùm lum.” Nói xong, Trắc cười ha hả.

 -“Nói là phải nói cho hết!” Tôi nói. “Các ông có biết cái bản chất của loài người không?”

 Chiểu nói: -“Tại sao lại đổi đề tài. Đang nói về Hàn Mặc Tử mà!”

-“Từ từ, để tôi nói. Bản chất của con người là sống hợp quần. Từ thuởăn lông ở lỗ, con người đã sống hợp quần, sống từng bầy. Không có con người sống riêng lẻ, côđơn, một mình, như con sư tử hay con cọp một mình trong một rừng. Bắt con người sống riêng rẽ, sống côđơn là tội nghiệp cho nó lắm, con người sẽ chết sớm. Người ta không quen sống côđơn. Hồi còn nhỏ, tôi cóđọc một truyện của Lý Văn Sâm, truyện “Kòn Trô”. Thuở nhân loại sơ khai, một“người rừng”, tôi nhớ mang máng Lý Văn Sâm viết như vậy, sống một mình trong một cái hang ở thượng nguồn sông Đồng Nai. Lâu lâu, anh ta tìm tới một bộ lạc nào đó, tấn công, rồi bắt về một người đàn bà làm vợ. Người đàn bà tìm cách trốn về với bộ lạc. “Cô nường” không chịu cảnh cô độc. Người rừng thìở lại một mình. Hồi đó, tôi còn nhỏ, học lớp nhất, tôi không rõ Lý Văn Sâm muốn nói gì. Nhưng cái truyện ấy cứám ảnh tôi. Tại sao “người rừng” muốn ở một mình mà cô gái phải trốn về với bộ lạc của cô ta?”

 -“Ở một mình với một con nhỏ là an tâm, không có thằng cha nào cậy thế, cậy “loon”, cậy tiền “cày rẽ” vợ mình cả. Có quyền, có tiền,“loon lá đầy mình” là cónhiều lòng tham, tham luôn cả vợ người ta, mười thằng như chục.” Lý nói.

 -“Bọn cai trị rất thâm độc, bỏ người ta vô xà-lim, giam một mình, nóđộc địa không khác chi tra khảo. Tra khảo tâm hồn. Nghĩ như anh chàng Hoan bị giam ngoài conex chẳng hạn. Suốt ngày suốt đêm ngồi trong cái conex tối om, ngày thì nóng như lửa, đêm thì lạnh như Bắc Cực, không điên cũng thành niên, đãđiên lại điên thêm.” Tôi nói.

 -“Thôi! Đừng ví dụ thằng Hoan vôđây, động chạm đó. Anh Hải nói về sự côđơn của Hàn Mặc Tửđi.” Phan Hải nhắc tôi.

 -“Một mình sống bên bờ biển, đêm ngày không một bóng người. Hàn Mặc Tử không gọi là côđơn, mà gọi là côliêu. “Một vũng cô liêu cũ vạn đời”.Hồi dạy bài thơđó của Hàn Mặc Tử, tui phải chui vô “Thư Viện Đại Học Huế” tìm “Việt Nam TựĐiển” của Hội Khai Trí Tiến Đức với “Hán Việt TựĐiển” của Đào Duy Anh để tra chữ “côđơn” với “cô liêu” khác nhau như thế nào?”

 -“Vô Thư viện mà gọi là chui, làm nhưđi ăn trộm!” Chiểu đùa.

 -“Bộông tưởng ăn trộm sách không mau giàu sao? “Một năm ăn trộm bằng ba năm làm” Khi thành lập “Thư Viện Viện Đại Học Huế”, Cha Luận phải xuất một triệu để mua lại bộ “Bulletin Des Amis Au Vieux Hué” đó. Có lẽ Mậu Thân bịăn cắp mất rồi.”

 -“Ai ăn cắp?” Chiếu hỏi.

 -Sau Tết Mậu Thân, tôi lên thăm ông Vàng, ông nầy làm ở “Tòa Đại Biểu Chính Phủ”, cha ông ta vừa bị lính Mỹ bắn chết. Hồi tui chưa cưới vợ, tui thuê nhà của ông ở với hai đứa em. Nhànầy chếch cổng sau Thư Viện Đại Học. Rõ ràng Nguyễn Hữu Châu Phan, thằng nầy hồi trước học lớp Đệ Nhất với tui. Nóđang “chỉ huy”ba bốn cái xe ba gác, lấy trộm sách từ trong thư việnđem đi. Chính hiệu nólà thằng ăn trộm sách.”

 -“Thôi bỏđi! Nói chuyện tiếp nghe chơi.”

 -“Tra tựđiển xong, theo tôi nhớ chữ “cô” là một mình, đơn cũng là một mình. Chữ “liêu” thì trong tựđiển không có. Tôi xin gặp ngay ông Bửu Kế, “quản thủ thư viện”. Tui từng gặp ông một lần rồi. Khi giảng Kiều, gặp câu “Tiếng buông xé lụa lựa vào bốn giây”. Tui tìm trong “Tầm Nguyên TựĐiển” chính ông là tác giả, không thấy, tui hỏi trực tiếpông. Ông giảng về tích Bao Tự. Ông có trí nhớ tốt lắm. Bây giờ tui lại vô hỏi ông. Tui hỏi chữ “liêu” thôi, mấy chữkia dễ hiểu. “Liêu” là mênh mông, lặng lẽ, côđơn. Chữ “liêu” không đứng một mình bao giờ.Ông ta giảng cho tui vậy đấy.”

 -“Cái gì mà nghe ông nói toàn “tựđiển” không. Đúng là “con một sách”. Dung nói.

 -“Vô trại cải tạo, sách không có nên “mọt sách” cũng đói meo như mọi người.” Hiền nói đùa. Mọi người lại cười.

 -“Mấy ông đừng chê mấy thằng cha mọt sách. Mao Trạch Đông chỉ tốt nghiệp trường sư phạm, cỡ giáo sư trung học là cùng, chưa từng du học ngoại quốc. Người mở mang tríóc cho Mao là bố của Dương Khai Tuệ, vợ đầu của Mao, – không kể bà vợ nhà quê cưới khi còn đi học -. Mao vào Thư Viện Bắc Kinh, đọc sách, chỗ nào không rõ thì hỏi ông quản thủthư viện, ông giảng cho. Thấy Mao giỏi, ông gã con gái cho. Ông NgôĐình Nhu cũng vậy!” Tôi nói.

 -“Ông Nhu sao?” Chiểu hỏi.

 -“Ông tốt nghiệp bên Tây, ở một trường “khảo cổ, khảo họng” cái École gìđó. Ông chú tôi nói “đưa ngón tay gõ vào một cái bát sứ, ông biết là sứ gì, Giang Tây làm vào đời nào, Càn Long hay Khang Hy!”

-“Chén bát thì liên quan gì tới “Chủ nghĩa Nhân vị”. Không lýđó là “Chủ Nghĩa Chén Bát”.“Chủ Nghĩa Đồ Cổ” mà xài gì được.” Lý nói.

 -“Ông ta tựđọc sách. Học bên Tây về, Tây cho ông làm ở“Musée Khải Định”. Tui vô coi đó rồi, toàn súng gươm đời xưa không, có sách vở gìđâu. Chủ Nghĩa Nhân Vị của ông làtheo sách vởông ta đọc chớ không phải cái ông ta học. Chủ nghĩa của ông cũng chủ trương sống hợp quần.” Tôi nói.

 “Tui đồng ý với anh là con người sống hợp quần, nhưng họ cũng cảm thấy côđơn vậy. Côđơn trong tâm hồn.” Chiểu góp ý.

 -“Dĩ nhiên. Có bao giờ cô Kiều không thấy mình côđơn. “Ai tri âm đó mặn mà với ai?” – “Oan kia theo mãi với tình, Một mình mình biết một mình mình hay” Tôi nói.

 -“Bọn mình sống ởđây không côđơn sao?” Chiểu nói.

-“Lòng người đổi thay không nói trước được. Vợ chồng còn phản nhau huống chi bạn qua đường!” Lý nói.

 Câu nói của Lý làm tôi nghĩ tới hoàn cảnh anh ta. Anhđi “học tập”, bỏmấy đứa con lại không ai nuôi. Con anh còn nhỏ. Vợ anh thì lấy chồng Mỹ, bỏ nhàđi đã lâu.

 Bỗng Chung lên tiếng: “Cha nầy nói tào lao! Mấy người tu thiền thì sao? Thiền làtu một mình, không lý “thiền tập thể” hay “thiền cộng đồng”?

 -“Ông nói vậy thì tôi chịu. Tôi chưa từng thiền nên tui không biết như thế nào! Tui nói thiệt. Tín ngưỡng, tôn tôn giáo thường cực đoan, cuồng tín. Ngay cả thiền, nhiều người tu thiền mànói ra nghe cuồng tín, không lọt lỗ tai được!”

 -“Không phải đâu! Thiền là mở rộng tâm hồn mình với thế giới, với vũ trụ, với nhân loại. Côđơn gì nữa!” Chiểu giải thích.

 “Cô đơn mà còn buồn là nguy lắm. Buồn là không vững tinh thần, là mau chết. Các ông nhớ Truyện Kiều không? Mười lăm năm lưu lạc, dù côđơn, dù buồn khổ, dùđau đớn như thế nào, cô Kiều vẫn vững một niềm tin:“Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương”. Cô Kiều chỉ tự tửởsông Tiền Đường, khi biết mình bị gã cho thổ quan, làm vợ thằng mọi thì coi như tuyệt đường về.”

 -“Thôi ông ơi! Tựdưng ông đem mười lăm của Kiều mà dọa anh em. Bộ cải tạo tới mười lăm năm hay sao?” Hiền trách cứ.

 -“Biết đâu đấy” Chiểu nói. “Cộng Sản ai mà tin gì được. Thúc thủ như bọn mình thì cứ “Que sera sera” thôi. May ra còn sống tới ngày về.”

 -“Chiểu nói đúng đấy! “Ai biết ra sao ngày sau!” Tôi nói.

 -“Vậy là thằng Mỹ bỏ mình sao?” Chung thật thà hỏi.

 Chiểu nói: “Thằng Mỹ bây giờ như Thúc Sinh. “Liệu mà cao chạy xa bay,Ái ân ta có ngần nầy mà thôi.” Thúc Sinh đang sợ Hoạn Thư Trung Cộng.”

-“Bây giờ là lúc mình hãy tự tin vào mình mà thôi. Mỹ hay “Cách mạng”, tin gì được. Mấy ông có nghĩmình đang bị giết mà không cần tắm máu không?”

 Nói xong, tôi đọc câu trong “Cung Oán Ngâm Khúc”:

Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu, (4)
Giết nhau bằng cái ưu sầu độc chưa?!”

 hoànglonghải

 (1)-Quân Tào Tháo mười bảy vạn mỗi ngày ăn lương tốn lắm. Các quận lại mất mùa, chuyển vận không kịp. Tháo thúc quân đánh mau.Lũ Lý Phong cứ đóng chặt cửa thành không ra. Quân Tháo đánh thành hơn một tháng, lương ăn gần hết.Tháo đưa thư sang vay Tôn Sách được mười vạn hộc lương. Quan coi lương là Vương Cấu (có sách viết là Hậu) thấy ít quá không đủ phát cho quân, vào bẩm với Tháo, hỏi xem nên làm thế nào?

 Tháo nói:

– “Ðem hộc nhỏ mà phát cho chúng nó, tạm cấp cứu lấy một lúc.”

Vương Cấu lại hỏi:

– “Thế ngộ quân sĩ kêu ca thì nói thế nào?”

 Tháo nói:

– “Ta đã có cách.”

 Vương Cấu vâng lệnh, lấy hộc nhỏ đong lương phát cho quân.

Tháo cho người đi dò các trại, chỗ nào cũng thấy quân ta thán rằng: “Thừa tướng đánh lừa quân”. Tháo thấy vậy, cho người ra đòi Vương Cấu vào bảo rằng:

 – “Nay ta muốn mượn ngươi một cái, để dẹp yên lòng quân, ngươi đừng nên tiếc.”

 Vương Cấu hỏi:

– “Thừa tướng muốn dùng cái gì?”

 Tháo nói:

– “Ta muốn mượn cái đầu ngươi.”

 Vương Cấu thất kinh, kêu oan, Tháo lại nói:

 – “Ta cũng biết ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì lòng quân sinh biến, ngươi hãy an tâm mà chết đi, sau khi ngươi chết, vợ con ngươi ta nuôi cho, ngươi đừng lo.

 (2)-Anh Lê Dần bày ra một trò chơi khá vui. Anh phân phát cho những người chung quanh mỗi người một tờ giấy trắng. Người nhận viết một câu gì đó, xếp làm 4, đưa cho anh. Anh đưa tờ giấy lên tai, đọc câu viết trong đó bằng tai, xong đọc to lên. Mười câu, câu nào cũng đúng. Vậy là đọc bằng tai. Ai muốn biết đọc bằng cách nào, xin hỏi tác giả viết bài nầy.

 (3)-“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương …

 Thơ của Mai Tuyết An(?). Nhạc sĩ Trương Quốc Khánh, người phổ nhạc bài thơ trên đã qua đời.

(4) Lưu Cầu: tên một hòn đảo thuộc quần đảo Ryukyu, Nhật Bản. Nơi sản xuất gươm, dao rất bén. Các sĩ quan trong Quân Đội Thiên Hoàng thường mang theo bên mình hai thanh kiếm Lưu Cầu, một kiếm dài để chiến đấu, một kiếm ngắn để hara-kiri, bảo toàn danh dự!

This entry was posted in Truyện Ngắn, Văn Học and tagged . Bookmark the permalink.

Comments are closed.