Lịch sử Quảng Trị

Lịch sử một số làng, xã tại tỉnh Quảng Trị

Làng Trà Trì, xã Hải Xuân.

Năm 1428, Bình Định Vương quét sạch giặc Minh, Lê Thái Tổ lên ngôi. Với kinh nghiệm binh pháp “Động vi Binh, Tịnh vi Dân ” từ binh tướng Lê Gia Hoàng Tộc đến thứ dân các họ đồng loạt Nam tiến, mở rộng tiền đồ Khai Trấn Nam Thiên. Khoảng năm 1430 – 1440, tổ họ Lê Nhứt, làng Trà Trì gồm hai anh em Lê Gia Hoàng Tộc cùng Tổ bốn họ: Nguyễn, Hoàng, Trần, Hồ vào khai phá đất Trà Trì.(Hình phải:Bản đồ tỉnh Quảng Trị (廣治) của nhà Nguyễn Việt Nam in trong Đại Nam nhất thống chí.) Trong cuộc Nam tiến năm 1470, huy động toàn lực họ Lê. Ngài em, húy Lê Thanh Tùng, về kinh nhận chiếu, dù tuổi đã vào độ trung niên tiên phong lĩnh chỉ, ghi danh số 1 vào trong số 281 ngài. Ngài đã hy sinh ở chiến trường, nhục thân được đưa về quê, quàn ở đầu làng, nơi giáp ranh Văn Vận (bây giờ sát đường cái quan) bên bờ sông Vĩnh Định. Tương truyền rằng đến khi tẩm liệm ngài, một giọt máu đào đã rơi xuống thắm đỏ vào đất. Chính tại nơi đây, dân làng đã kính trọng dựng ngay miếu thờ. Mộ ngài được làng lập tại xứ Cồn Miếu. Được vua phong “Bổn thổ quan đặc tiến Phụ quốc Lưu quận hầu Lê Qúy Công tôn thần”. Như vậy ngài là Thần hoàng làng Trà Trì, thờ ở chính điện đình và chùa, cùng với ngài anh Sơ tiền khai khẩn đồng bốn tộc Nguyễn – Hoàng – Trần – Hồ. Dân làng tứ thời hương khói, xuân thu nhị tế. Ngài khai khẩn làng cũng là Thủy tổ họ Lê Nhứt làng Trà Trì. Làng có miếu tứ vị đại càn quốc gia Nam hải thượng đẳng thần[1].

Theo sách “Ô châu cận lục” của tiến sĩ Dương Văn An(xb 1555) thì làng Trà Trì xưa gồm Trà Trì Thượng và Trà Trì Hạ. Về sau đến thời chúa Nguyễn Hoàng thì Trà Trì Hạ(phía dưới nguồn sông Vĩnh Định gồm nhiều đồi cát và một cái hồ lớn gọi là hồ Lùm Giàng) đổi thành làng Trà Lộc, còn Trà Trì Thượng (phía trên sông Vĩnh Định)thì đổi thành làng Trà Trì.(Theo nguồn Tài liệu mục BẢN DẪN VÀ CHÚ GIẢI TÊN LÀNG XÃ TRONG Ô CHÂU CẬN LỤC do Văn Thanh và Phan Đăng phiên dịch và ghi chú (NXB Chính Trị Quốc gia Việt Nam, XB năm 2009, tr.196)

Làng Đơn Quế, xã Hải Quế

Vào thời vua Hồng Đức, khoảng giữa thế kỉ 15, một vị quan họ Lê (Lê Qúi Công, thụy Tán Trị) được vua cử vào vùng Ô Châu đánh nhau với Chiêm Thành. Chức danh là Tổng Chấp lịnh quan Khai quốc Công thần. Theo truyền khẩu, ngài giải vây cho vua ở thôn Cổ Lũy. Sau đó, ngài đến vùng mà ngày nay là thôn Đơn Quế thuộc xã Hải Quế, qui dân lập làng. Ngài có 2 anh em trai cùng với 8 vị khác cùng khẩn hoang xây dựng nên làng xóm. Thành lập ra 9 dòng họ trong làng. Ngài Lê Qúi Công là người có công khai khẩn đầu tiên nên dòng họ của ngài được gọi là Lê Nhất tộc thôn Đơn Quế. Khi qua đời, ngài được dân làng thờ cúng trong đình làng, được vua sắc phong “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Chi Thần”[2].

Làng Câu Hoan, xã Hải Thiện

Vào khoảng đầu thế kỉ 16 theo khuyến khích của triều đình nhà Trần,dân một số tỉnh từ Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa di cư vào Nam để lập nghiệp. Lúc bấy giờ gia tộc họ Lê cùng các họ tộc như họ Đặng, họ Bùi, cùng một số họ khác vào đây, khai hoang và lập làng.Làng Câu Hoan là một làng cổ do ngài Lê Xuân Đô khai canh. Là con của dòng dõi gia đình quý tộc của triều đình nhà Lê.Làng Câu Hoan hiện nay thuộc xã Hải Thiện (Vì dân số đông nên chỉ một làng đã thành một xã). Làng có họ Lê là đông nhất (có 8 phái), sau đó là họ Đặng rồi đến các họ khác. Trong làng có xây các nhà thờ họ, nhà chùa thờ phật, đình làng. Hậu nhân vẫn còn rất nhiều nhân tài, thi cử đỗ đạt.Một số vị đã có học hàm học vị GS, TS như PGS.TS.Lê Bá Thừa. Hiện nay có giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát, học vấn uyên thâm nổi tiếng không những trong nước mà cả thế giới.Ngoài ra còn có nhiều con cháu trong làng đỗ thạc sĩ, cử nhân, bác sĩ, kỹ sư, kiến trú sư v.v…

Làng Phú Long, xã Hải Phú (nay ghép thêm xóm Hồ thành thành Phú Hưng)

Làng Phú Long được hình thành từ danh nghĩa của hai làng Phú Xuân (xuất xứ) ở Huế và làng Long Hưng, Hải Lăng, Quảng Trị. Theo sử sách đã ghi rằng, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi(1738), trở về lại lập phủ chính tại Phú Xuân và xây dựng rộng lớn hơn trước gọi là đô thành Phú Xuân (1739). Do đó, trước khi xây đô thành này, chúa Nguyễn đã cấp chỉ cho dân làng Phú Xuân được đi tìm nơi khác để định cư sinh sống. Trong số dân di cư ấy có gia đình cụ Nguyễn Bá Dung cùng con trai là Nguyễn Bá Khôi ra trú ngụ tại làng Long Hưng, Quảng Trị để lo làm ăn sinh sống. Trải qua mấy đời ở Long Hưng làm nông nghiệp, đến đời thứ 5, ông Nguyễn Bá Văn (tức Mân) đã tìm ra nơi có thể lập ấp canh tác làm nương rẫy, ruộng đồng… Về sau ông đã chiêu mộ thêm đân của một số dòng tộc khác đến lập nghiệp tại vùng này. Lúc bấy giờ gọi là Phường Mộ. Dân làng cùng nhau canh tác, nuôi trồng tại các vùng rồi đặt tên xứ An Lạc, Phong Tài,Tâm Quy, Hoàng Tích… Theo sách Đồng Khánh Địa dư chí thì vùng này được gọi là Phường Phú Xuân (gần làng Tích Tường). Mãi đến đời Tự Đức 32 (năm 1878) được vua Tự Đức cấp bộ hàm, khuôn dấu lập phường hiệu Phú Long.

Theo sách Đồng Khánh Địa dư chí thì vùng này được gọi là Phường Phú Xuân (gần làng Tích Tường). Mãi đến đời Tự Đức 32 (năm 1878) được vua Tự Đức cấp bộ hàm, khuôn dấu lập phường hiệu Phú Long. Ngôi đình làng Phú Long được xây dựng đầu tiên ở vùng Phong Tài, sau chuyển về xứ Tâm Quy và xây miếu Thành Hoàng tại xứ Hoàng Tích. Dân làng Phú Long xưa và nay chủ yếu sinh sống dựa vào nông lâm nghiệp. Một số làm nghề thuốc Đông y gia truyền như cụ Hân, cụ Khánh, cụ Chinh, cụ Đàm, cụ Sam, cụ Liễu…

Làng Phú Long tồn tại 7 họ: Nguyễn Bá, Trương, Phạm, Nguyễn Văn, Bùi, Lưu, Hoàng. Các vị Hương lý ngày xưa và Trưởng làng sau này là: Cụ Nguyễn Chánh, Nguyễn Bá Diệu, Nguyễn Bính, Trương Sơn, Nguyễn Kiện, Nguyễn Nại, Nguyễn Bá Xử, Trương Mẫn.

Ngôi đình làng Phú Long được xây dựng đầu tiên ở vùng Phong Tài, sau chuyển về xứ Tâm Quy và xây miếu Thành Hoàng tại xứ Hoàng Tích. Tuy làng Phú Long ta là một làng nghèo về vật chất nhưng rất giàu về tinh thần yêu nước và tình cảm bà con xóm làng. Đặc biệt ngày xưa thời nhà Nguyễn có cụ Nguyễn Bá Khánh (tức Chước) là một ngự y đã được vua ban cho hàm tước Viện Hàn lâm Đãi chiếu (năm Đồng Khánh thứ 3).

Con cháu trong làng đã gắng công học hành thành đạt và đóng góp đáng kể cho các ngành nghề của đất nước. Hiện nay đã có nhiều vị Giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư, bác sĩ.v.v… Như GS. TSKH Nguyễn Mạnh Duy, GS.TS. Nguyễn Bá Hưng, TS. Nguyễn Thị Ngân Hà, TS. Nguyễn Khắc Viễn, TS Nguyễn Bá Du, TS. Nguyễn Kim Khánh, TS. Nguyễn Sơn, nhà nghiên cứu Văn hóa, Lịch sử Nguyễn Hồng Trân…

Mọi người dân làng Phú Long luôn luôn nghĩ đến quê hương và tự hào với truyền thống xây dựng bảo vệ làng. Đồng thời không bao giờ quên ơn các vị Tổ Tông đã dày công vun đắp nên truyền thống làng và cũng luôn ghi nhớ công lao của các vị con cháu làng đã chịu nhiều gian nan, đau khổ, để chống giặc thù, giữ gìn cho quốc thái dân an.

@wikipedia

We Love You, Boston

This entry was posted in Lịch Sử and tagged . Bookmark the permalink.

Comments are closed.