Triệu Dương Nguyễn lý Tưởng

Nguyễn lý Tưởng

Nguyễn lý Tưởng bút hiệu Triệu Dương , Sinh năm 1940 tại Dương Lộc, Triệu Phong, Quảng trị trong một gia đình nông nghiệp.

-Cựu học sinh các trường Pellerin và Providence , Huế. …
-Cựu sinh viên Viện Hán học ,Dại học văn Khóia và ư Phạm Huế.
-Tốt nghiệp Đại Học sư Phạm.
-Giáo sư Quốc văn , Sử Địa và sinh ngữ tại Huế , Nha Trang , Sài Gòn.
-Tổng thư ký hội Sử Học Việt Nam [1967-1975].
-Viết văn , viết báo , Chủ nhiệm Nhật báo Da Vàng tại sàiGòn năm 1970.

-Dân biểu hạ nghị Viện VNCH [1967-1971].
-14 năm tù dưới chế độ CSVN sau 30-4-1975 [1975-1988] và 1992-1993.
-Định cư tại HoaKỳ cuối tháng 7-1994 , tiếp tục viết văn viết báo.
-Hiện là Tổng thư ký Nguyệt san Hiệp Nhất tại trung tâm Công Giáo Việt Nam .
-Hội viên sáng lập Hội Thơ Tài Tửi Việt Nam tại Hải Ngoại [1994-1995]

Tác phẩm :

-Đại Nam liệt truyện tiền biên [ do Qốc Sử Quán nhà Nguyễn biên soạn , Trần Vinh Amnh , Lê Ngọc Bích , Nguyễn Đức Cung , và Nguyễn Lý Tưởng phuên dịch vá chú thích. nhà sách Khai Trí Sài Gòn , xuất bản năm 1974]

-Theo dấu chân chim [ thơ 1996]

-đàn bướm lạ trong vườn [ truyện 1998]

-Thảm sát mậu Thân [Tuyển tập nhiều tácgỉa 1998]

-Thu còn vương nắng [truyện 2000]

-Tình khúc mùa xâun [thơ 2000]

-Thuyền ai đợi bến Vân Lâu [nghiên cứu lịch sử 2001]

-Nhà bè nước chẩy chia hai [nghiên cứu lịch sử 2003]

-Hai Thế hệ [Tuyển tập truyện ngắn 2003, in chung với Phan Vỹ v2 Trần Quán Niệm]

-Thơ góp mặt trong các Tuyển tập [Cụm Hoa Tình Yêu] gồm 8 tập do Hội Thơ Tài Tử VN xuất bản tại Hoakỳ từ 1995-2003.

Ông viết rất nhiều sách, có thể tạm chia ra làm 3 phần:

1/Sử
2/Văn truyện
3/Thơ.

Cách viết Sử của Ông là cách viết sự thật , vùa chính diện và trắc diện cùng hậu diện , vì Ông là hậu duệ của nhân vật có dính dáng đến lịch sử [và có thật] , có tham dự . Bài thuyền ai đợi bến Vân Lâu chính là ông Cố của Ông với vua Hàm Nghi . vấn đề ở đây người viết bài này không làm công việc khen hoặc là chê? và muốn đưa ra vài nét chính về những điều ông viết, Tác phẩm gần đây nhất , là vào năm 2003 , Ông cho ấn hành tác phẩm Sử Học, có tựa đề là [ Nhà bè Nước Chẩy Chia Hai] nhà xuất bản được ghi là [nghiên cứu lịch sử 2003 .] Tác Phẩm này dầy 285 trang với 22 tựa đề . vì thời gian và trang web có han nên ở bài viết này chúng tôi chỉ xin đơn cử một Tựa đề mà thôi . Mà Tựa Đè này là bài Chính của tác phẩm [Nhà bè Nước Chẩy Chia hai].

Do hoàn cảnh lịch sử , người dân miền Bắc luôn luôn chịu áp lực năng nề của một dân tộc vĩ đại và hiếu chiến là Trung quốc ở bên cạnh . Các cuộc chiến tranh xâm lăng trong lịch sử từ Bắc phương , đã cho người miền Bắc nước ta một kinh nghiệm : phải nhẫn nhục chịu đựng và phải biết vân phục trước sức mạnh của kẻ thù . Tronh hoàn cảnh như thế , bọn xâm lăng bảo sao , người dân miền bắc đều vâng vâng , dạ . dạ, cho qua chuyện để sống . Do đó người miền Bắc bề ngoài nói năn ngọt ngào khéo léo , có vẻ ngoại giao …Nhưng trong bụng , họ đang nghĩ gì , đang mưu tính điều gì , khó mà biết được.[ trích trang 7- Vị ẩn sĩ nhà bè nước chẩy chia hai]

Người miền Trung sống trong một đia thế [nước chẩy một chiều từ Tây sang Đông , từ Trường Sơn ra biển Thái Bình ] nên tính tình của họ , theo bên nào là dứt khoát một bề . Dân miền Trung vốn là nơi phát tích các dòng lãnh đạo , [Lê Trịnh Nguyễn , Tây sơn ] nên họ thích quân sự , chính trị . Dân nghèo , muốn vươn lên phải chịu khó học hành đỗ đạt , làm quan, giữ vai trò lãnh đạo trong xã hội……….

Dân miền Nam bản chất anh hùng , thấy việc bất bình không thể bỏ qua được , người bình dân mà dqm liều thân vì việc nghĩa [kiến nghĩa bất vi , vô dũng dã] thấy điều nghĩa mà không làm là người hèn . bất cứ nơi nào ở miền Nam đều có hạng người như thế. Qua các cuộc nam tiến , các Chúa Nguyễn đã qui tụ nhữngngưoì dân có máu phiêu lưu mạo hiểm , có tinh thần tranh đấu , đi dựng sự nghiệp ở đất mới.[trích trang –8-9 Vị ân sĩ nhà bè nước chẩy chia hai]

Hình thể nước ta giống con rồng , đầu ở miền Bắc , đuôi ở miền Nam , Miền bắc thuộc Thủy , Miền Nam thuộc Hỏa , Thủy và Hỏa luôn xung khắc . Các triều đại Lý Trần Lê …đặt thủ đô tại Thăng Long [hà Nội] thì trện bán đảo hình chữ S này lúc đó có tất cả ba quốc gia và ba ông vua khác nhau . Miền bắc là của người ViệtNam . Miền trung là của nước Chiêm Thành và miền Nam là nước Chân Lạp.

Sau đó xẩy ra chuyện nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê , ông Nguyễn hoàng Dụ mang quân Thanh Hóa chống nhà Mạc , rồi Nguyễn Kim [ con của Nguyễn Hoàng Dụ] lập Lê Trang Tông , con cháu nhà Lê lên làm vua ở Thanh Hóa để chống nhà Mạc , Như vậy là trên giải đất hình chữ S . Vẫn có ba ông vua , Nhà Mạc ở miền Bắc , nhà Lê ở miền Trung , và Chân Lạp ở miền Nam.

Năm 1592 Trinh Tùng chiếm được Thăng Long , dứt được nhà Mạc thì sau đó , . Nguyễn Hoàng độc lập ở miền Trung , vá chúa Nguyễn Phúc Nguyên , [con Nguyễn Hoàng] công khai chống lại Vua Lê Chúa Trịnh, tự mình tổ chức triều đình , có qâun đội , có lãnh thổ , có dân riêng . Thực tế giang sơn của chúa Nguyễn là một quốc gia độc lập . Như vậy trên mảnh đát hình chữ S này vẫn có ba quiốc gia với ba ông vua khác nhau , vua lê – Chúa Trịnh, chúa Nguyễn và vua Chân lạp [miên][trích trang 11- Vị ẩn sĩ- nhà bè nước chẩy chia hai]

Đây là tác giả Nguyễn Lý Tương được một vị ẩn sĩ , nói về vận mệnh đất nước , mà ông nghe được ? hay là y nghĩ của Ong là nhu vậy , nhưng vì khiêm tốn nên ông gán cho một vị ẩn sĩ mù cả hai mắt nói ra những diếu chân tình và chẩun xác này?

Thượng hoàng Trần Nhân tôntu ở An Tự Sơn [huyện Yên Hưng Quảng Yên] vào năm Tân sử [tức năm 1301 dương lịch] Thượng hoàng đi sang Chiêm Thành xem phong cảnh , có ước gả huyền trân công chúa cho vua Chiêm , được ít lâu sau Chế Mân cho người đưa vàng bạc và các sản phẩm sang xin cưới , triều đình có nhiều người không thuận . Chế mân lại xin dâng châu ô và châu Rí làm lễ cưới , Bây giờ Anh Tông mí quyết ý thuân gả , Đến tháng sáu năm Bính Ngọ [1306] cho công chúa về Chiêm Thành.Sang năm sau 1307 vua Anh Tông thu nhận hai châu Ô và Rí đổi tên là Thuận châu và Hóa châu.(trích Việt Nam sử lược của Trần trọng Kim trang 169-170. ),rồi lịch su cú xoay chuyển , nam bắc triều với chúa Trinh Chúa Nguyễn . rồi sau đó lại Tây Sơn dep dược vua lê Chúa Trịnh thì lại Tây Sơn Gia Long . sau đó thì lại vua Hàm Nghi vua Đồng Khánh [cùng là anh em ruột người kháng chiến chống tây , người theo tây.

Cho đến năm 1945 [phần Pháp ] phần đảng phái Quốc Gia [ phần Việt Minh.]sau năm 1954 thì nền đệ nhất Cộng hòa cũng đàn áp các Đảng phái Quốc Gia [và ngoài bắc thi chế độ Việtnam dân chủ Cộng Hòa. sau nam 1960 lai têm mặ trận Giải phóng Miền Nam .thành ra đất nước lúc nào cũng chia đôi chia ba. năm 1975 Cộng sản miền Bắc dùng bao lực xâm chiếm miền Nam [ bây giờ đất nước thông nhất làm một thì lại chia ra làm trong nước và Hải Ngoại [ và cuộc chiến tranh Lạnh vẫn năng nề tiếp diễn. Dó là về phương diện chính trị chính quyền . Ngoài ra các Đảng phái tôn giáo thì cũng trong tình trạng chia đôi chia ba [nát như tương ] chưa có một giải pháptuơng thuận nào dể ngồi chung,và hiện tại thì ngay người Cộng sản đang nắm giữ chính quyền thì khuynh hướng theo My , khuynh hướng theo Tàu [ hoặc trung dung không theo ai cả?

Ân oán kèo dài từ đầu thế kỷ thứ 14 cho đến bây giờ , và cuộc chiến đã kết thúc 33 năm , nhưng tro vẫn còn nóng , lửa vẫn còn âm ỉ cháy, nhìn được vấn đề đất nước thì có nhiều người nhìn thầu? nhưng phương cách giải quyết đất nước như thế nào? cho hợp tình hợp lý . Ôi công cuộc hòa hợp hòa giải giữa người Việ nam với nhau? sao vô cùng gian nan . chẳng qua là trong cái lòng người cộngsản đây những tham tàn và thiếu lòng nhân ái?

Tác phẩm Nhà bè nước chẩy chia hai , là một tác phấm sử học có tầm vóc lớn của văn học việt nam , và người viết Nguyễn Lý Tưởng là một người có con tim và khói óc là người còn có một tấm lòng thiết tha với dân tộc.

chuvươngmiện
2008-07-07
@vantuyen

This entry was posted in Tác giả-Tác Phẩm. Bookmark the permalink.

Comments are closed.