Lửa, một yếu tố của Tứ Đại
1.Tổng quan
Theo Phật giáo thì vũ trụ do bốn cái lớn trong vũ trụ: đất, nước, gió, lửa, còn gọi là Tứ Đại. Bốn chất này đi liền với hành tinh Trái Đất ta đang sống . Đầu tiên là đất như đất nằm trên các lục địa như Mỹ châu, Á châu, Phi châu, tượng trưng cho chất rắn . Nước ngoài đại dương, trên sông ngòi, tượng trưng cho chất lỏng. Gió tức không khí giúp các động vật sinh sống, tượng trưng cho chất khí còn lửa là năng lượng cho mọi hoạt động của loài người có thể biến đổi chất đặc, chất lỏng thành chất hơi. Mỗi yếu tố trên tượng trưng cho những gì linh thiêng vì đất nuôi dưỡng ta, nước tẩy trừ phiền não; gió biểu trưng cho tự do, cho hơi thở; lửa tượng trưng cho lòng yêu thương, sự nhiệt tâm hoặc sự nóng giận
Theo Lão giáo, lửa cũng có trong Ngủ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ .. thì các chất này vừa tương khắc, vừa tương sinh:
- Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
- Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Trong thần thoại Hi Lạp, hình tượng của lửa gắn liền với truyền thuyết Prometheus ăn cắp lửa thiêng của thần Zeus đem về cho con người để rồi chàng phải chịu một hình phạt đau đớn.
Thời Cổ đại, hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có tục thờ thần lửa: người Ba Tư thờ lửa , lạy mặt trời xem lửa là vật linh thiêng nên luôn luôn giữ lửa cho không bao giờ tắt . Các dân tộc thiểu số trên vùng Cao nguyên như Ê đê, Gia Rai v.v. xem lửa là vị thần may mắn luôn bảo vệ con người, xem thần lửa như người chăm lo cho sự sống gia đình.
Lửa là một trong những nhân tố cấu thành vũ trụ và có một vai trò quan trọng đối với con người. Loài người đã trải qua nhiều giai đoạn tiến hoá, từ thời Australopithecus sơ khai đến Homo habilis tức con người khéo tay . Hết giai đoạn này mới đến loài người đứng thẳng Homo erectus vào thời kỳ đồ đá, biết làm các dụng cụ bằng đá . Và chính loài người ở thời kỳ này mới khám phá cách làm ra lửa . Khám phá này nhìn qua thì tưởng không có gì đáng chú ý nhưng thực ra nó hàm chứa nhiều hậu quả quan trọng cho văn minh loài người vì có lửa thì có thể nấu ăn (thay vì chỉ ăn thịt sống), biết sưởi ấm nên có thể đến ở các vùng lạnh, thay vì cứ ở mãi bên Phi châu là nơi thủy tổ con người, biết cải thiện đồ dùng bằng gỗ, biết đốt bụi rậm cho cỏ mọc xanh non, biết thắp đuốc đi ban đêm, biết dùng lửa bảo vệ chống thú hoang v.v.. Như vậy, bình minh của văn minh loài người khởi sự từ lửa.
Lửa có mặt trên trời với sấm sét, lửa có mặt trên đất giúp con người khả năng sinh tồn, lửa có mặt dưới đất với núi lửa, lửa có mặt dưới biển với các giãy núi phun lửa . Lửa không những có nghĩa thông thường như lửa đốt, lửa nấu cơm mà còn có nghĩa là năng lượng mặt trời, chiếu sáng trần gian làm sinh vật sống và sinh tồn vì nếu không có mặt trời, Trái Đất này sẽ rất lạnh, sinh vật không tồn tại được.
2. Lửa trong văn học, âm nhạc và thi ca .
Khi biết là lửa có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống, từ lúc sinh đến lúc chết, ta sẽ không lấy làm lạ là văn học dân gian với vô vàn ca dao tục ngữ có nhiều câu liên quan đến lửa như dầu sôi lửa bỏng, lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy .. Những thành ngữ như ‘không có lửa sao có khói’, ‘đừng đùa với lửa’ cũng thường nghe trong câu chuyện thường ngày. Nhiều danh từ thông thường có chữ lửa như ngọn lửa Olympic, vượt bức tường lửa, bật lửa, nhúm lửa, lửa rơm, lửa thiêng, hương lửa. Ngọn lửa Olympic là ngọn lửa Thế Vận Hội . Trên thế giới, cứ 4 năm một lần, chúng ta có Thế Vận Hội và ngọn đuốc luôn luôn được thắp đầu tiên trên núi Olympia của Hi Lạp,- vì xưa kia, thời Hi Lạp cổ đại cũng đã có tổ chức các tranh tài thể thao tại thành phố Olympia-, và sau đó di chuyển đến xứ tổ chức. (năm 2012 là Anh quốc, năm 2016 l à Brazil)
Nhà văn Phan Nhật Nam có sách Mùa hè đỏ lửa. Nhà văn Doãn Quốc Sĩ có truyện Ba sinh hương lửa. Thành ngữ “hương lửa ba sinh” được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp, ba đời người ..
Xưa kia không có dùng diêm, bật lửa ga nên người nông dân ra đồng cũng phải đem theo mồi lửa để hút thuốc giải lao:
Rạng ngày vác cuốc ra đồng Tay cầm mồi lửa, tay dòng thừng trâu Ruộng đầm nước cả bùn sâu Suốt ngày cùng với con trâu cày bừa Việc làm chẳng quản nắng mưa Cơm ăn đắp đổi muối dưa tháng ngày Ai ơi, bưng bát cơm đầy Biết công kẻ cấy người cày mới nao
Nhớ nhà cũng phải có lửa châm điếu thuốc như trong bài Nhớ Chiều của Hồ Dzếnh:
Màu chiều khó làm khuây Ngỡ lòng mình là rừng, Ngỡ hồn mình là mây, Nhớ nhà châm điếu thuốc Khói huyền bay lên cây…
Trong phiên chợ nông thôn không thiếu một thứ gì, từ gà vịt đến nón, guốc, nông sản..và dĩ nhiên có những vật nho nhỏ như kim, chỉ, ống diêm ..
Chợ Keo một tháng mười hai phiên Gặp cô hàng xóm kết duyên vừa rồi Gánh hàng em những quế cùng hồi Có mẹt bồ kết lại nồi phèn chua Bó nhang thơm xếp ở cạnh bồ Táo tầu, ý nhĩ, sài hồ, hoắc hương Ống diêm đánh lửa cho chàng Lược thưa, ống thuốc em mang cạnh lòng Phẩm lam, phẩm lục, phẩm hồng Bao kim, gói cúc, chín đồng lưỡi câu
Ngoài lửa vật chất, còn có lửa tinh thần như trong ca dao sau:
Nhớ ai em những khóc thầm, Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa. Nhớ ai ngơ ngẩn ngẩn ngơ. Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai. Nhớ ai bồi hổi, bồi hồi. Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
Cụ Nguyễn Du cũng dùng chử lửa trong câu:
Sự đời đã tắt lửa lòng
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi
Trong giao tiếp cuộc sống vợ chồng, khi giận dữ, mất bình tỉnh, kéo theo lời qua tiếng lại nên ca dao khuyên:
Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê le
3. Lửa hay sự cháy
Lửa hay sự cháy (combustion) là phản ứng hoá học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Để sự cháy xảy ra, phải cần và đủ 3 yếu tố, đó là:
-chất cháy (như củi, lá khô, rơm, bã mía, xăng dầu, hơi đốt, than ..) , nói khác đi chất đốt có thể là dạng khí, có thể là dạng lỏng, hoặc ở dạng hơi
-oxy
-nguồn nhiệt (sét chớp, tia lửa ) .
Thiếu một trong các yếu tố trên thì sự cháy sẽ không xảy ra. Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ bốc cháy khác nhau. Khi bị đốt lên thì nhiều phản ứng hoá học giữa chất cháy và oxy diễn ra và tạo ra nhiệt. Các sản phẩm của sự cháy này có thể là ánh sáng (đèn), các sản phẩm hoá học, nhiệt, công cơ học (ép, xay, nghiền, lăn, quay..) và muốn sử dụng các lo ại này thì phải có nhiều hệ thống như lò nung (fournaise), lò phản ứng (réacteur), động cơ
Dù là máy chạy hơi nước, máy chạy diesel, động cơ hai thì, động cơ 4 thì (nạp, nén, nổ, xả) thì cũng phải có lửa đầu tiên: khi đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu (hoá năng) thì nhiệt độ tăng làm cho khí đốt giản nở (nhiệt năng), làm tăng cao áp suất (thế năng) để thành năng lượng cơ (động năng), đẩy được pit tông trong động cơ.
Các danh từ thông thường như xe lửa, xe hơi cũng đủ nói lên tầm quan trọng của lửa
4. Lửa trong lòng đất .
Các núi lửa có thể gặp tại nhiều vị trí khác nhau:
–dưới sâu đáy đại dương có những phun trào dung nham basalt từ lòng biển sâu khi lên đến đáy biển bị nguội dần lại và tràn sang hai bên để tạo chỗ cho các phun trào bazan tiếp nối phun lên, lâu dần tạo thành các giãy núi giữa đại dương. (mid-ocean ridges) Và mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, dòng bazan từ vực sâu trong lòng trái đất cứ trào sang hai bên miệng núi, lan dần và khi các vật liệu bazan này di chuyển đến rìa lục địa thì sẽ bị cuốn hút trong các máng biển sâu thẳm (fosse océanique) để lại trở về lòng đất ! Như vậy, vỏ trái đất giãn ra chỗ này thì phải co rút chỗ kia, chui xuống lại các hố sâu đại dương nên cuối cùng khối lượng trái đất vẫn giữ nguyên. Có những máng biển sâu trong lòng đại dương như máng Mariannes ngoài khơi Phi Luật Tân, máng Aleoutienne ngoài khơi Alaska
–ven bờ các lục địa, chỗ mảng đại dương chui xuống mảng lục địa (như tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ ) v.v.
Cái mảng bị chui xuống đó sẽ bị lớp nhu quyển của Trái Đất nuốt tiêu đi tạo ra các phun trào bazan lên mặt đất, tạo ra núi lửa .
-trên đất lục địa với các dung nham (magma) nóng từ lòng đất sâu phun trào và nguội lại, lâu ngày bị phong hoá thành đất . Và dưới áp lực mạnh và nhiệt độ nóng, các đá phun trào (eruptive rocks) sẽ thành đá biến chất (metamorphic rocks), lâu ngày các loại đá bị xói mòn do mưa, do gió và chuyên chở xuống châu thổ đồng bằng tạo thành đá trầm tích (sedimentary rocks).. Thoạt đầu là lửa phun dung nham lỏng, sau đó với thời gian, các dung nham nguội dần và với mưa, đá sẽ vụn ra từng đá nhỏ, bị phong hoá và dần dà tạo ra đất . Các loại đá đó gọi là đá phún xuất . Nhiệt độ và áp suất sẽ tạo ra đá biến chất như đá phiến rồi bị hủy hoại tạo ra đá trầm tích
Trên th‰ gi§i có khoäng 500 núi lºa hoåt Ƕng, tÆp h®p thành các Çai núi lºa như
-vành đai núi lửa tạo thành vòng cung quanh Thái Bình Dương, từ Nam Mỹ (Chili, Pérou) đến Bắc Mỹ (núi St Helens), qua đến Nhật, Phi Luật Tân,
-vành đai núi lửa quanh bờ Địa Trung Hải, chỗ tiếp xúc giữa mảng kiến tạo Phi Châu với mảng Âu Á như các núi lửa Vesuve, Etna ở Ý v.v.
Ở Việt Nam, cách nay khoảng 1 triệu năm, núi lửa phun trào đã phát triển nhiều ở Pleiku, Darlac, Lâm Đồng, Long Khánh tạo nhiều vùng đất đỏ bazan rất phì nhiêu
5. Công dụng của lửa/nhiệt
Ngày nay, lửa giúp con người trong năng lượng, trong chuyển vận, trong cuộc sống. Lửa là nguồn năng lượng chính cho nhân loại trong đó phải kể dầu hoả, than đá và hơi dốt.
-trong sinh hoạt hàng ngày . Lửa không những để nấu chín thức ăn giúp diệt vi trùng, giảm bớt nguy cơ bệnh tật sưởi ấm mà còn tạo ra sự khô ráo trong nhà, lửa còn dùng để hong khô của để dành như thịt, ngô, lúa bằng cách người ta bắc giàn trên bếp và để những vật ấy trên đó, chúng được hong khô bằng hơi nóng của lửa và khói lửa.
–trong năng lượng .Nói đến lửa là nghĩ ngay đến năng lượng . Thế giới không có năng lượng là thế giới trở về thời kỳ đồ đá vì không năng lượng thì không có chuyển vận, không sưởi đốt, không kỹ nghệ. Ngày nay, năng lượng do ba nguồn chính là than đá, dầu hỏa và hơi đốt . Cả ba đều hình thành từ trong lòng đất, lòng biển từ hàng trăm triệu năm trước .Than đá là do thực vật cổ chết di, bị chìm sâu trong các đầm lầy cổ ở đó vì không có oxy nên các tàn dư thực vật không bị thối rửa mà tạo ra than bùn . Dưới sức ép, các lớp than bùn dần dà biến đổi thành lignite, rồi thành than nhựa và có chỗ thành anthracit .
Nhiên liệu hoá thạch như dầu hoả, than đá, hơi đốt trong các nhà máy sản xuất ra điện và 80% điện trên thế giới là từ các nguồn nhiên liệu này . Lửa trong các nhà máy dùng để s ưởi nóng hơi nước, tạo ra hơi để chạy turbin. Nhiên liệu hoá thạch như dầu hoả, than đá, hơi đốt trong các nhà máy sản xuất ra điện và 80% điện trên thế giới là từ các nguồn nhiên liệu này . Lửa trong các nhà máy dùng để s ưởi nóng hơi nước, tạo ra hơi để chạy turbin.
. Lửa đốt nóng kim loại để đúc, để rèn, làm tăng tốc độ các phản ứng hoá học. Để có thể nung chảy được kim loại, người ta đã dùng lửa để tôi luyện, từ đó có thể tinh chế ra các sản phẩm cực kỳ tinh xảo như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là trang sức. Cũng nhờ có lửa, con người biết để thử vàng như trong câu : Lửa thử vàng, gian nan thử sức
hoặc:
Vàng thì thử lửa thử than Người khôn thử tiếng, người ngoan thử lời
Thực vậy, muốn thử độ tinh khiết của vàng (vàng ròng), người thợ tiệm kim hoàn cũng phải dùng lửa phun ra vì những chất pha tạp trong đó bị nổi lên và cháy sạm.
. thông tin liên lạc. Xưa kia, các đồn trên Vạn Lý Trường Thành mỗi khi có giặc phía B ắc tấn công thì đều đốt lửa để làm tín hiệu. Ngày nay, khói cũng dùng truyền đi tín hiệu: bầu cử dức Giáo Hoàng , nếu khói đen tức là bầu chưa có kết quả còn khói trắng nghĩa là đã bầu xong .
. lửa thực hiện nhiệm vụ điều hoà hệ sinh thái tự nhiên. Các thảo nguyên bên Phi Châu vào mùa khô không còn cỏ cho súc vật nhưng nếu đốt thì lửa giúp hạt dễ nẩy mầm và đúng lúc gặp mưa thì thảo nguyên trở nên xanh tươi hơn, tạo thức ăn cho hàng ngàn hoang thú ; lửa đem theo chất kali với tro. Một số cây như gỗ thông chỉ có thể sinh sôi nhờ một tác nhân là lửa; loài cây này khép chặt các bó hạt giống trong lớp nhựa cây và chỉ dưới sức nóng của lửa, lớp nhựa cây này mới tan chảy và giải phóng các bó hạt.
.lửa dùng để diệt trùng, sát khuẩn như trong lãnh vực y tế thường dùng nồi hấp , sử dụng hơi nước áp suất cao ở nhiệt độ lớn để diệt khuẩn. .các ngọn núi lửa cũng là nơi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch:
– tài nguyên khoáng sản :dung nham magma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Hầu hết các thành phần khoáng sản trên thế giới, đặc biệt là đồng, vàng, bạc, chì và kẽm đều có mối quan hệ với các khối đá nằm ẩn sâu bên dưới các núi lửa đã tắt.
–năng lượng địa nhiệt : địa nhiệt năng nghĩa là nhiệt nóng từ trong lòng đất. Hơi nóng từ trong lòng đất được sử dụng để chạy các tuốc-bin sản sinh ra điện năng, hoặc được ứng dụng cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình và chạy máy nước nóng. Hơi nóng này không được sử dụng ngay bởi vì nó còn tồn tại quá nhiều chất khoáng hòa tan có thể kết tủa và làm tắc nghẽn các ống dẫn khí nóng, gặm mòn bề mặt các kim loại và tiếp đến là làm ngộ độc nguồn nước sinh hoạt. Băng Đảo (Iceland) hiện là quốc gia đi đầu thế giới về khai thác địa nhiệt năng, ước tính 2/3 điện năng của Băng Đảo xuất phát từ hơinóng được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên. Thứ hai là New Zealand và cuối cùng là Nhật Bản là những quốc gia ứng dụng hiệu quả nguồn địa nhiệt năng.
– đất đai màu mở: tại Việt Nam, các vùng cao nguyên Darlac, Pleiku, Quảng đức (Dak Nong), Phước Long (Sông Bé) đều là do các phun trào dung nham núi lửa tạo thành, có diện tích đất đai màu mỡ hơn cả, trồng cà phê, cây ăn trái,trà v.v.. Các phun trào này để lại một lớp bột tro dày đặc và đá núi lửa qua ngàn năm vỡ vụn mà thành.
–hoạt động du lịch : Các vùng quanh núi lửa như ở Hawai là nơi nhiều du khách đến vì tò mò, vì muốn được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Quanh các núi lửa thường là các hồ tắm ấm áp, những suối nước nóng, những hồ bùn luôn sủi bong bóng.
Ngoài những ích lợi của lửa, lửa cũng có những hậu quả gây chết chóc, hư hại tài sản (ch áy nhà, cháy nông trại, cháy nhà máy, cháy rừng ..) .
6. Lửa và tâm linh
-lửa là biểu tượng cho sự sống và sự ấm cúng. Ngày nay, ta có bếp gas, bếp điện. Ở thôn quê Việt Nam, trước đây trong bếp, luôn luôn có mồi lửa như một thanh củi để lửa hoặc đổ mớ trấu lên trên để lửa cháy âm ỉ, và tạo mồi nấu bữa ăn . Nếu không, phải chạy qua hàng xóm xin mồi lửa để nấu ăn. Do đó, khi không thấy khói bếp bốc lên và tro bếp nguội tanh, lạnh ngắt, điều đó chứng tỏ nhà đó vắng người, bỏ hoang và không còn sự sống ở đó nữa. Lửa làm cho cuộc sống của họ trở nên ấm cúng, an toàn hơn. Ở thôn quê Việt Nam, bếp lửa là nơi gặp gờ mọi người trong gia đình để chuyện trò . Lửa bếp không những sinh ra sự sống, còn gìn giữ sự sống. Như trong tiếng Pháp, chữ foyer tức bếp lửa nhưng còn có nghĩa là nhà như trong foyer familial .
-lửa tượng trưng cho sự tưởng niệm những người đã mất .để tưởng nhớ người mất, ta thường thắp hương . Nàng Kiều thấy một nấm mồ vô danh cũng thế :
Sẵn đây ta thắp một vài nén hương Gọi là gặp gở giữa đường Hoạ là người dưới suối vàng biết cho
-lửa tượng trưng cho tình yêu mến : để nhớ lại kỷ niệm xưa thì ‘đốt lò hương ấy, so tơ phím này ‘ hoặc:
Thêm nến giá, nối hương bình Cùng nhau lại chốc chén quỳnh giao hoan ‘
Lửa mời gọi mọi người trong đêm tối đến san sẻ tình thương vốn âm ỉ trong các đêm lửa trại ngoài trời hay trong các đêm không ngủ .Có ánh lửa là có quây quần vì hơi nóng từ đống củi làm ấm áp cho những ai gần lửa, nhất là vào những đêm đông. Lửa tâm linh giúp ta soi sáng, hun nóng lại lòng tin lắm khi đã nguội lạnh trong con tim . Lửa là ánh sáng xua tan đêm tối, xua tan quỷ dữ và đem lại cho trái đất tiếng hát, niềm vui và nụ cười hòa bình.
Trong các tôn giáo, lửa luôn luôn hiện diện như thắp nén hương,nhang đèn, nến trên bàn thờ . Những ngọn nến đủ màu sắc kích cỡ được đốt lên trong suốt thời gian những ngày lễ hội tôn giáo.
Lửa cũng thường được nhắc đến trong các kinh:
Trong Kinh Pháp Cú là kinh nhật tụng của Tiểu Thừa, chúng ta thấy trong Phẩm Già có ghi: Lửa hồng đang thiêu đốt thế gian, Bị màn đêm bao phủ tối đen, Sao chẳng tìm theo ánh ngọn đèn ? (146)
và trongPhẩm An Lạc: Không lửa nào bằng lửa tham dục, không ác nào bằng ác sân hận (202)
Trong kinh Pháp Hoa, có đoạn nói thế gian đang trong căn nhà lửa với bao nỗi trầm luân ..
Đức Phật cũng nhắn nhủ với người con là Rahula như sau:
“ Này Rahula! Con hãy học cách hành-xử của Lửa. Lửa có thể tiếp-nhận và đốt cháy mọi thứ dù là những cái xấu-xa, dơ-bẩn, lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi-nhục, buồn-khổ và chán-chường. Vì sao? Tại vì lửa là Hoả-đại, có năng-lượng rộng lớn để có thể thiêu-đốt và chuyển-hoá tất cả những gì người ta đem tới. Nếu tâm con không kỳ-thị, không vướng-mắc, con cũng có thể tiếp-nhận và chuyển-hoá tất cả mọi bất công oan-ức và những thứ ấy sẽ không thể nào làm xáo-trộn được hạnh-phúc và bình-an trong con.
Trong Tam độc của Phật giáo: tham, sân, si thì chữ Sân có nghĩa là giận dữ, nóng giận. Thành ngữ ta có câu: nóng như lửa.
Mà cái sân, cái giận dữ là vì mình thấy cái ngã của mình cao, do sự chấp ngã mà ra. Mu ốn hết sân giận thì phải phá trừ chấp ngã, nghĩa là tập khiêm cung, biết là thân con người cũng chỉ là giả tạm, không thật vì chúng ta sống là do vay mượn. Ta vay mượn đất để có cơm ăn, ta vay mượn nước để uống, ta vay mượn gió/ không khi để thở, ta vay mượn lửa (mặt trời, ánh sáng) để tồn tại. Cuộc đời là vay trả, trả vay, mượn vô rồi trả ra, trả ra rồi mượn vào, trả ra mượn vào đều đặn gọi là sống, hết mượn hết trả là chết .
Như vậy kiếp sống con người là một cuộc vay mượn, đã là vay mượn thì không thể nhận là thật được. Do đó biết thân mình cũng chỉ là vay mượn tạm bợ trên cõi đời này thì có gì quan trọng để sân hận. Như lời ca một bài hát nọ:
Khi anh đến, hai bàn tay không
Khi tôi đến, đôi chân trụi trần
Ta chẳng có gì đeo mang
Sao bây giờ nặng gánh trần gian
Biết thân này không bền, không thật nên không khởi niệm tranh chấp hơn thua mà không khởi niệm tranh chấp hơn thua thì không còn nóng giận, hết khổ đau. Đó là tại sao Phật dạy chúng ta quán thân vô thường hay quán pháp vô ngã, dạy ta hành trì nhẫn nhục để giận dữ không khởi lên.
Tục ngữ ta có câu:“Một sự nhịn, chín sự lành”
Truyện Cung Oán Ngâm Khúc cũng có câu:
Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa ?
Lưu cầu là con dao. Con dao giết người đã độc còn giết nhau bằng lời nói còn độc địa h ơn . Tóm lại cái sân đẻ ra nhiều thứ cho nên nên tự chế, không đổ thêm dầu vào lửa: một sự nhịn là chín sự lành
Trong Phật học, ta thường nghe lửa tam muội. Tam muội là phiên âm tiếng Phạn Samadhi, chỉ tình trạng tâm đang ở trong sự yên-tịnh, chẳng bị khuấy-động, chẳng bị các vọng tưởng làm khuấy rối. Nhờ thiền định, đạt được nhứt tâm nên sức tam muội được duy trì .
5. Kết luận .Như vậy, ta có hai ngọn lửa:
-một bên là lửa sân hận, lửa chiến tranh, lửa thiêu đốt, lửa hận thù tức con cái của Bóng Tối, -một bên là lửa nhiệt thành, lửa tình thương, lửa sưởi ấm cho những người không nơi nương tựa, tức con cái của Ánh Sáng.
Con người phải tập chuyển hoá ngọn lửa hận thù bằng ngọn lửa tình yêu, chuyển hoá ngọn lửa sân hận, nóng giận bằng ngọn lửa từ bi, ngọn lửa sám hối, ngọn lửa bao dung. Lửa Bát Nhã là lửa từ bi, lửa giác ngộ đưa ta từ cõi Tà đến cõi Chánh, giúp ta làm sáng tính thiện bớt đi tính tà, làm cuộc đời bớt phiền não . Trong đêm đen đầy bất trắc, ta hãy thắp lên ngọn lửa của hi vọng vì có hi vọng là có sự sống nhiệm màu . Khi cầu nguyện, chúng ta xin Đức Thế Tôn đến ngự trị trong ta, và trải lửa mến khắp tâm hồn ta. Lửa mến càng mạnh càng sâu, sẽ càng tạo nên trong ta một bầu khí thinh lặng, chờ đón. Trong bầu khí lửa mến đó, chúng ta sẽ thấy rõ những gì phải tránh, những gì nên chọn, giúp ta biết gì phải tránh hầu phá tan cái vô minh che lấp cái phật tánh của con người. Chúng ta sẽ đón nhận những sự đó trong bình tĩnh, yêu thương. Cũng như cụ Nguyễn Du viết:
chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
Bằng cách tu học Phật pháp tinh chuyên, sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, chúng ta có khả năng chiến đấu để chinh phục chính tâm mình, kiên trì chống lại mọi tình cảm xung động của chính mình, lúc đó sẽ thấy được “Phật tánh,” ánh sáng tuệ giác trong ta hiển bày. Chúng ta ước mong mỗi người trên thế giới trở nên một ánh lửa sưởi ấm cho nhau trong tình người .Ta hãy tự cầm đuốc soi sáng đời mình bằng những hi vọng, bằng những nguyện cầu cho ngọn lửa mến trải khắp tâm hồn ta .Như Đức Thế Tôn có dặn:
Các con hãy lấy Đại Ngã là đuốc sáng, lấy Đại Ngã làm nơi nương tựa, hãy lấy Giáo luật (các định luật thiên nhiên, vĩnh cửu) làm đuốc sáng, làm nơi nương tựa, chứ đừng cậy trông chi khác.»
TS Thái Công Tụng