Rượu Kim Long Quảng Trị
Video Lang Kim Long
- Rượu Làng Vân là đặc sản nổi tiếng của miền Bắc. Làng Vân thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Rượu làng Vân truyền thống được nấu từ nguyên liệu sắn (khoai mì).
- Rượu Bàu Đá là đặc sản của xứ võ Bình Định. Rượu được nấu từ thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn.
- Rượu Gò Đen được nấu ở Gò Đen, huyện Bến Lức, Tỉnh Long An.
Thời Pháp thuộc, sau một quá trình dài khảo sát và chọn lựa nhiều địa điểm, thực dân Pháp thiết lập 01 hãng rượu tại đây để sản xuất rượu, chuyển hết các lò nấu rượu trong dân vào nhà máy, đồng thời áp đặt lệnh nấu cấm rượu trong dân gian để độc quyền cung cấp rượu. Pháp cũng đã từng đưa nguyên dây chuyền công nghệ nấu rượu ở đây về Pháp quốc để sản xuất nhưng không thành công vì nguồn nước ở làng Kim Long rất đặc biệt.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có nhận xét “rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị ngon hơn hết” (sách “Đại Nam nhất thống chí”, quyển thứ 8, mục “Thổ sản” ), điều này góp thêm phần trang trọng và mang tiếng thơm về vị trí một thời vang bóng của rượu Kim Long xưa.
Rượu Kim Long được nấu tại làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Nguyên liệu chủ yếu để làm nên chất có vị cay tuyệt vời này chính là… nước. Thời Pháp thuộc, sau một quá trình dài khảo sát và chọn lựa nhiều địa điểm, thực dân Pháp thiết lập 01 hãng rượu tại đây để sản xuất rượu, chuyển hết các lò nấu rượu trong dân vào nhà máy, đồng thời áp đặt lệnh nấu cấm rượu trong dân gian để độc quyền cung cấp rượu. Pháp cũng đã từng đưa nguyên dây chuyền công nghệ nấu rượu ở đây về Pháp quốc để sản xuất nhưng không thành công vì nguồn nước ở làng Kim Long rất đặc biệt.
Với hơn 500 hộ gia đình, hơn 2/3 hộ dân tại làng nấu rượu, sản xuất khoảng 02lit/ngày/hộ, vào thời điểm hiện tại (2009) bình quân tổng sản lượng rượu ra lò của làng chỉ khoảng 600lit/ngày. Và tất cả rượu ở đây đều được chưng cất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Thời điểm hiện tại, Rượu Kim Long chỉ được phân phối và sử dụng trong phạm vi hẹp khu vực miền Trung Việt Nam.
**Từ thời Pháp thuộc, sau khi tấn công chiếm kinh thành Huế, đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã cử nhiều đoàn thăm dò địa chất để tìm nơi có thể lập hãng rượu. Sau khi tìm rất nhiều nơi thì đã quyết định chọn làng Kim Long để thành lập nhà máy sản xuất rượu. Khi rượu ra lò đóng vào chai, thì được đem ngâm trong hồ nước lạnh một thời gian ấn định, rồi dùng thuyền nhỏ chở rượu theo sông Vĩnh Định về Huế. Một phần nhỏ được tiêu thụ khắp lãnh thổ Việt Nam thời bây giờ, còn phần lớn được mang lên tàu chở về Pháp và từ đó xuất cảng khắp thể giới **