Công chúa Martine Bokassa

 
 
Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao

Trích đoạn

Chuyện tình anh lính lê dương
 
doandu 1231
 Jean Bedel Bokassa đi lính cho Pháp từ năm 18 tuổi, lúc nước Trung Phi còn là thuộc địa của Cô công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao .Cô “công chúa” ngày ấy bây giờ ra sao  Bokassa trong đội quân lê dương có mặt tại nhiều quốc gia trước khi đến Việt Nam vào năm 1953, lúc ấy ông 32 tuổi, mang lon trung sĩ nhất và đóng tại Chánh Hưng, Sài Gòn (quận 8 bây giờ). Có thời gian Bokassa được tăng cường về Biên Hòa làm nhiệm vụ gác cầu ở Cù Lao Phố (cầu Gành). Hồi đó, những làng mạc xa xôi hẻo lánh, người dân rất sợ các toán quân “Tây đen”, phụ nữ không may gặp họ trên đường họ hành quân là coi như hết thời.
 
Nhưng ngay giữa thành phố hay những nơi thị tứ đông đúc thì dân chúng không sợ đám lính đánh thuê này. Những ông lính “Tây đen” có nhiệm vụ canh gác cầu Gành tại Cù lao Phố không dám giở thói côn đồ mà ngược lại, lại có vẻ hiền từ. Bokassa là người hiền nhất trong đám lính gác cầu. Hồi đó, ở gần cầu Gành có một cái máy nước công cộng để dân chúng trong vùng đến hứng, gánh về dùng. Trong xóm gần cầu có cô gái nghèo tên là Nguyễn Thị Huệ, chuyên gánh nước mướn cho các gia đình, hết sức cực nhọc mặc dầu cô rất xinh xắn.
 
Sau giờ gác cầu, Bokassa thường la cà đến bên chiếc phông-tên nước công cộng đó để tán gái theo bản năng đàn ông. Các phụ nữ khác thấy Bokassa tới thì trốn biệt không dám đến gần. Lúc đầu, cô Huệ cũng trốn, nhưng sau đó vì chén cơm manh áo, cô đành liều, cứ đến gánh nước. Anh lính lê dương không làm gì cả, đã vậy lại còn giúp cô hứng nước và tập tành nói tiếng Việt nghe rất tức cười.
 
Dần dà, những cử chỉ ngô nghê, vụng về của anh lính da đen làm cho cô Huệ thấy có cảm tình. Rồi cô dạy cho Bokassa nói tiếng Việt. Cô không còn cảm thấy ngại ngùng mỗi khi đối diện với anh lính Phi châu này nữa, mà những lúc nghỉ ngơi cô còn có ý muốn gặp anh. Lương của lính Pháp tương đối rất khá, Bokassa cũng biết cách lấy lòng phụ nữ, lúc thì anh mua tặng cô xấp vải, chiếc khăn, lúc thì chai dầu thơm, có khi anh còn cho cô cả tiền nữa, những số tiền này cô phải gánh nước oằn lưng cả tuần mới có thể có được. Hai bên dần dần yêu nhau, những ngày cuối tuần Bokassa rủ cô Huệ về Sài Gòn chơi…
Kết quả của mối tình Phi-Việt đó là cô Huệ mang thai. Ngày ấy con gái chửa hoang là một điều hết sức nhục nhã, nhất là lại có chửa với một gã lính da đen. Cha cô không chịu nổi lời đàm tiếu, đánh cô một trận rồi bỏ nhà ra đi. Mẹ cô nước mắt lưng tròng, phần thì thương con, phần cũng giận con. Bà nói: “Đấy, mày muốn tính sao thì tính, đi đâu thì đi, đừng làm cho tao thêm nhục…”.
Bokassa đưa người tình về Tân Thuận Đông, quận Nhà Bè, nơi đơn vị anh đóng quân gần cầu Tân Thuận. Anh thuê nhà cho người yêu ở. Hai người sống với nhau như vợ chồng.
Tình nghĩa đang mặn nồng thì đơn vị của Bokassa được lệnh về Pháp. Anh trao tất cả số tiền dành dụm được cho vợ và dặn ít nữa nếu sinh con trai thì đặt tên là Martin, nếu sinh con gái thì đặt tên là Martine, sau này nếu có dịp anh sẽ sang Việt Nam tìm hai mẹ con. Cô Huệ khóc hết nước mắt…
 
Cô “công chúa” bốc vác
 
Sau cuộc chia tay, Huệ sống lủi thủi một mình trong căn nhà thuê. Rồi cô sinh đứa con gái và đặt tên là Nguyễn Thị Martine theo họ mẹ, vì không có giấy hôn thú nên không thể khai sinh theo họ cha. Số tiền Bokassa để lại cũng không còn được bao nhiêu. Hết tiền, lại có con nhỏ, đời sống hết sức túng quẫn, cô quyết định bế con về sống với mẹ ở Cù lao Phố như cũ. Bà mẹ rất mừng vì bà vẫn thương con. Lúc này người cha cũng đã trở về từ lâu. Ông đã già, không còn khó tánh như trước nhưng nhà quá nghèo nên không lấy gì giúp đỡ cho con được…

Thời gian này hoàn cảnh hai mẹ con cô Huệ hết sức bi đát. Cô phải thức khuya dậy sớm, làm đủ mọi việc để có tiền nuôi con. Nơi ăn ở cho bé Martine hoàn toàn không ổn định. Cô đi làm ở đâu thì đem con đi theo, khi về Gia Định, lúc xuống Thủ Đức. Có lần cô phải bồng Martine xuống Sa Đéc ở nhờ nhà người bà con để làm ruộng. Cuối cùng cô về chợ Nhỏ, Thủ Đức, sinh sống bằng nghề buôn bán rau cỏ lặt vặt.

Martine lớn lên. Mặc cảm về vấn đề “con lai”, nước da nhờ nhờ, cặp môi dầy, mái tóc xoăn tít… khác với mọi đứa trẻ khác khiến cô bé trở thành ít nói, không dám cởi mở với ai. Cô làm đủ thứ việc để phụ giúp mẹ – từ bán báo, bán đậu phọng rang đến bán bánh mì, trà đá v.v…, dù vất vả thế nào cô cũng cố gắng chịu đựng. Nói chung, Martine là một đứa trẻ ngoan ngoãn.
 
Năm 1971, Martine 18 tuổi, cô xin vào làm công nhân khuân vác xi-măng trong Nhà máy xi-măng Hà Tiên ở gần Thủ Đức. Ngay đến đàn ông suốt ngày còng lưng vác bao xi-măng nặng 50 ký còn thấy nặng nhọc huống chi một cô gái mới 18 tuổi. Cuối năm 1972, một hôm, trong khi đang vác bao xi-măng, Martine thấy người cậu ruột đến tìm và ông nói: “Cháu xin phép về ngay có công chuyện. Có mấy ông nhà báo muốn gặp để hỏi gì đó. Mấy ổng định can thiệp cho cháu được gặp cha cháu…”.
 
III. Tổng thống Bokassa nhận con
 
doandu 1233
Việc chuyển hồ sơ Martine qua cho tổng thống Trung Phi được đặc phái viên Trắng Đen ở Paris thực hiện.
Hồ sơ, hình ảnh của bà Huệ và Martine được Bokassa công nhận rằng chính ông và bà Huệ là người trong hình. Thế là hai công điện được gửi cho chính phủ VNCH (dưới quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) và báo Trắng Đen. Đại diện của tổng thống Trung Phi tới Sài Gòn để xúc tiến việc đưa Martine sang đất nước của cha. Chính quyền và Bộ Ngoai giao VNCH bị “hóc xương” vì chuyện đã lừa dối, đưa cô “con lai” khác sang. Nhật báo Trắng Đen thành công vang dội.
 
Phái đoàn đưa Martine qua Trung Phi

 Một đại diện cao cấp khác của Cộng hòa Trung Phi sang Việt Nam hướng dẫn phái đoàn đưa Martine qua gặp cha. Phái đoàn gồm 5 người: Vợ chồng ông bà Việt Định Phương chủ nhiệm báo Trắng Đen, bà Nguyễn Thị Huệ, cô Martine, và một tùy viên sứ quán Pháp vừa đại diện cho Bộ Ngoại giao Pháp vừa làm thông dịch viên.
 
Tổng thống Trung Phi tiếp phái đoàn báo Trắng Đen như thượng khách. Ông rất vui mừng đón nhận Martine và bà Huệ. Martine ở lại làm công chúa. Bà Huệ trở về Việt Nam vì bà đã có chồng khác. Riêng cô Baxi thì được ông nhận làm con nuôi.
Sau khi về nước, bà Huệ được Tổng thống Bokassa trợ cấp mỗi tháng 200,000$, lãnh tại Pháp Á ngân hàng Sài Gòn. Số tiền nầy tương đương với khoảng 5 lượng vàng vào thời đó.
 
Mở hội kén rể và tổ chức đám cưới tập thể

Năm sau, 1973, Tổng thống Bokassa công bố mở hội kén rể, chọn chồng cho con gái ruột là Martine và con gái nuôi là Baxi. Buổi lễ được tổ chức long trọng tại dinh thự quốc gia, với sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan chính phủ. Hàng trăm thanh niên Trung Phi ghi tên tham dự.
Kết quả, hai thanh niên được chọn là bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode làm chồng Martine, đại úy Fidel Obrou làm chồng Baxi. Sau đó, một đám cưới được tổ chức linh đình cũng tại dinh thự quốc gia.
 Martine Bokassa sanh được 3 con: con trai tên Jean-Barthélémy Bokassa Dévéavode (thường được gọi tắt là JBB), hai con gái tên Marie Catherine Bokassa Dévéavode và Marie-Jeanne Bokassa Dévéavode.
 
Baxi cũng sanh được một con trai nhưng bị chính bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode chích thuốc độc chết sau khi ra đời mới hai tuần lễ.
 
IV. Số phận của hai “công chúa” Trung Phi 
 
Số phận của Baxi

Người biết rõ Baxi không phải là con của Bokassa chính là bà Ba Thân ở Xóm Gà Gia Định, vì bà không có liên quan gì với Bokassa. Baxi chỉ là con mồi được các nhân viên Bộ Ngoại giao lúc đó đưa ra để gỡ thế bí. Tuy nhiên, từ một đứa con lai thuộc một gia đình nghèo khó, cô được Tổng thống Bokassa nhận làm con nuôi rồi cũng trở thành một công chúa, sống trong cảnh giàu sang được một thời gian sau đó số phận hết sức bi đát.
 
 Năm 1976, chồng của Baxi là đại úy Fidel Obrou, chỉ huy trưởng đội quân bảo vệ hoàng cung nhưng lại âm mưu lật đổ Bokassa và bị Bokassa xử tử.
Ngày chồng chết cũng là ngày Baxi sanh một đứa con trai, nhưng hai tuần sau, đứa bé bị bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode chồng của Martine Bokassa giết chết theo lệnh của Bokassa, bằng cách chích một mũi thuốc độc.
Đúng một năm sau ngày chồng bị xử tử, Baxi được Bokassa cho phép trở về Việt Nam, nhưng vì có tiền mang theo nên cô bị hai thuộc hạ của Bokassa giết chết để cướp của và giấu thi thể ở một nơi nào đó trên đường ra phi trường. Cô hưởng vinh hoa phú quý được khoảng 7 năm.
 
Số phận của Martine Bokassa

doandu 1234

Ngày 21-9-1979, Pháp giật dây cho David Dakco tổ chức lật đổ “Hoàng Đế Bokassa Đệ nhất” và buộc ông phải sống lưu vong tại Côte d’Ivoire (Ivory Coast theo tiếng Anh). Chồng của Martine tức bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode bị David Dakco ra lệnh xử tử về tội đã “theo đuôi” Bokassa, giết chết con của “người anh hùng” chống Bokassa là đại úy Fidel Obrou, chồng của Baxi, và thuộc gia đình có nhiều tội ác. Martine và 3 đứa con trốn thoát qua Pháp, sống trong lâu đài của họ là Hardricourt. Bà Huệ mẹ của Martine ở bên Việt Nam sau này được Martine bảo lãnh sang Pháp sống với con và các cháu.

 Martine thấy cái họ Dévéavode của chồng “xui xẻo” quá nên xin đổi tên mới là Martine Kota. Hiện nay cô làm chủ hai nhà hàng rất lớn, một ở Paris và một ở đảo Corse (do người con gái lớn đã lấy chồng ở đấy trông coi).
 
Con trai của Martine tên là Jean-Barthélémy Dévéavode, sinh ngày 30-8-1974 tại Bangui, hiện đang sống tại Pháp. Anh ta biết nói tiếng Việt và viết cuốn sách tiếng Anh có tựa đề là The Diamonds of Treasons (Những viên kim cương của sự phản bội) kể về những tính nết tốt của ông ngoại nhưng bị nước Pháp phản bội.
 
Đọc toàn bài   :

Đoàn Dự
 
This entry was posted in Lịch Sử and tagged . Bookmark the permalink.

Comments are closed.